Văn khấn cúng giao thừa đêm 30 Tết Quý Mão 2023

21/01/2023 08:43 daidoanket.vn

Giao thừa là thời khắc linh thiên của dân tộc, đánh dấu một năm cũ trôi qua và chào đón năm mới thuận lợi, nhiều niềm vui hơn thế nên cúng giao thừa luôn được người Việt chuẩn bị kỹ lưỡng từ mâm cỗ, nghi lễ, văn khấn và những điều không nên trong đêm giao thừa.

Mâm cỗ cúng giao thừa.

Mâm cỗ cúng giao thừa.

Lễ cúng giao thừa hay còn được gọi là lễ cúng trừ tịch hoặc "tống cựu nghinh tân" nhằm tiễn các vị Thần linh năm cũ và đón chào các vị Thần linh của năm mới. Chính vì thế, nghi thức cúng giao thừa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tín ngưỡng của người Việt Nam với quan niệm nghênh đón tài thần, cầu một năm bình an, may mắn. Người Việt thường làm hai mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà.

Tết đang đến gần, không khí xuân ấm áp lan tỏa khắp nơi. Đây cũng là thời điểm nhà nhà chuẩn bị sửa sang, mua sắm những vật dụng cần thiết để chờ đón giao thừa. Cùng xem cách bày biện mâm cỗ cúng đêm giao thừa.

Theo phong tục cổ truyền, trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. 

Các gia đình đặt đĩa hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát hương để một bát nước trong, coi như nước thiêng. 

Cúng Giao thừa ngoài trời

Lễ cúng giao thừa được tiến hành vào giờ Chính Tý, tức đúng 12h đêm hôm 30 tháng Chạp.

Theo Phong tục cổ truyền, mâm lễ được sắp bày với lòng thành kính. Trên chiếc hương án có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến.

Lễ vật gồm: Chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã. Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch". Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.

Với lễ cúng giao thừa ngoài trời, mâm lễ chỉ nên đặt ở hướng Bắc hoặc là hướng Đông tùy theo từng gia đình. Sở dĩ như vậy vì hướng Bắc là hướng để cúng Thượng Đế còn hướng Đông để cúng Thiên Tử là vua.

Theo cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời, gia chủ cần chuẩn bị một chiếc bàn đủ lớn để bày mâm lễ. Ở mặt bàn sẽ được trải tấm vải vàng sang trọng. Dưới đất trải một miếng vải đỏ dài như thảm đỏ. Đặt mâm lễ cúng ở nơi sạch sẽ. Cách bày lễ cúng giao thừa ngoài trời đó là đặt trên mâm bát gạo để cắm hương, hai ngọn nến hoặc đèn ở hai bên.

Theo phong tục, trong lễ cúng Giao thừa sẽ chuẩn bị muối và rượu. Muối này được dùng để rắc xung quanh nhà và rót rượu để trừ tịch, tức trừ tà ma.

Cúng Giao thừa trong nhà

Cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến. Các nghi thức cúng trong đêm giao thừa mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết, trang nghiêm, bao gồm:

Cỗ mặn: Bánh chưng; Giò - chả; Xôi gấc; Thịt gà; Xôi đậu xanh; Các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình.

Cỗ ngọt và chay: Hương, hoa, đèn nến; Bánh kẹo; Mứt Tết; Rượu/bia và các loại đồ uống khác.

Khi cúng Giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà mới, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt. Trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.

Văn khấn cúng giao thừa đêm 30 Tết Quý Mão 2023 - Ảnh 1

Mâm cỗ cúng ở 3 miền

Miền Bắc: Mâm cỗ Tết cổ truyền thường tính theo bát, đĩa: 4 bát, 4 đĩa, cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa…

Bát gồm: Bát móng giò hầm măng lưỡi lợn, bát bóng nấu thập cẩm, bát miến nấu lòng gà, bát mọc.

Đĩa gồm: Đĩa xôi/bánh chưng, đĩa thịt gà luộc, đĩa thịt đông, đĩa giò lụa, đĩa giò xào, thêm đĩa nộm và đĩa dưa hành muối. Thịt gà dùng trong ngày năm mới phải là thịt gà trống thiến được làm sẵn từ chiều 30 hoặc gà cúng tất niên.

Miền Trung: Mâm cỗ có cả bánh chưng, bánh tét và có nhiều món ăn được chế biến gồm đủ các thành phần để có bữa cỗ “hào soạn” gồm: đĩa dưa món, đĩa giò lụa Huế, đĩa thịt đông, đĩa gà bóp rau răm, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, bát miến Huế, đĩa cá chiên, hay đĩa ram…

Ở nhiều nơi, người ta còn làm cả các món: Cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa hay các món đặc biệt xà lách gân bò, chả tôm, nem lụi… để dâng lên tổ tiên ngày Tết.

Miền Nam: Cỗ Tết thường có nhiều đồ nguội do thời tiết nắng nóng. Cỗ có bánh tét kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm; canh măng nấu (dùng măng tươi thay cho măng khô), thêm bát canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa); đĩa thịt heo luộc, đĩa gỏi tôm thịt, đĩa nem, đĩa chả giò, đĩa dưa giá, củ kiệu.

Thực tế, ngoài ý nghĩa tâm linh đẹp đẽ, cúng giao thừa còn là dịp để gia đình được quây quần. Chúc các thành viên có một mùa Tết vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình.

Những lưu ý khi cúng giao thừa

Mâm cúng cần chuẩn bị tươm tất: Từ xưa đến nay làm mâm cúng chủ yếu là thành tâm không cần phải đầy đủ như yêu cầu. Nhưng không phải vì thế mà được phép sơ sài.

Tùy phong tục từng vùng miền và địa phương sẽ có mâm cỗ cúng khác nhau nhưng trên cơ bản bạn cần có hương, đèn, trà rượu, muối gạo, hoa quả, xôi, bánh chưng,...

Theo quan niệm người Hoa, đêm giao thừa phải có đầy đủ con cháu để rước ông bà về với gia đình ăn Tết. Nếu nhà không đầy đủ thể hiện một năm hạnh phúc không trọn vẹn. Vào đêm cúng giao thừa, người trong gia đình cần hòa thuận, tránh tình trạng cãi vã, to tiếng.

Giao thừa là thời khắc linh thiên của dân tộc, đánh dấu một năm cũ trôi qua và chào đón năm mới thuận lợi, nhiều niềm vui hơn thế nên cúng giao thừa luôn được người Việt chuẩn bị kỹ lưỡng từ mâm cỗ, nghi lễ, văn khấn và những điều không nên trong đêm giao thừa.

Dưới đây là những bài văn khấn lễ Giao thừa trích trong sách "Văn khấn cổ truyền của Người Việt" do Nhà xuất bản Hồng Đức phát hành.

Bài 1: Văn khấn lễ Giao thừa ngoài trời 

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy:

- Đức Dương lai Hạ sinh Di Lặc Tôn Phật

- Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

- Ngài Cựu niên Đương cai Hành khiển.

- Đương niên Thiên quan năm......

- Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Táo quân, chư vị Tôn thần.

- Nay là phút giao thừa năm......

Chúng con là: .............

Ngụ tại: .........

Phút thiêng liêng Giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới; tam dương khang thái; vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng đế giám sát vạn dân, dưới sự bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều để khuyết, lưu phúc lưu ân.

Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung thần, dâng lên trước án, cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con xin kính mời: Ngài Cựu niên đương cai, Ngài tân niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần; ngài bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương; ngài Bản xứ thần linh Thổ địa Phúc đức chính thần; các ngài Ngũ phương, ngũ thổ, Long mạch Tài thần; các ngài Bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, gia đạo hưng long thịnh vượng.

Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

Bài 2: Văn khấn lễ Giao thừa ngoài trời

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đông phương Thanh đế, Bắc phương Hắc đế, Nam phương Bạch đế, Tây phương Bạch đế.

Con kính lạy Đông trù tư mệnh Táo thủ quân, Long mạch, Thổ thần, Cập thổ chư vị Thần tài mớ bái.

Tín chủ con là:

Chồng ......... tuổi ......

Vợ ............ tuổi .......

Con trai ........ tuổi .......

Con gái ........... tuổi ........

Ngụ tại: ..........................

Lòng thành sắm lễ.

Hương đăng hoa quả.

Tiền vàng cánh sớ.

Nhân phút thiêng giao thừa đã tới.

Phút vang lừng đón buổi đầu xuân.

Cầu mong vạn tượng canh tân.

Tam dương khai thái cung trần lễ nghi.

Nguyệt tôn thần phù trì bảo hộ.

Cầu anh linh Tiên tổ lưu ân.

Ban cho con cháu hạ trần.

An ninh khang thái, muôn phần tốt tươi.

Thiều quang chiếu rọi sáng ngời.

Đầu năm chí cuối mọi người đều an.

Có được sức khỏe lâu bền.

Tu tâm tích đức để nên danh phần.

Bốn mùa thu, hạ, đông, xuân.

Lam ăn phú quý bớt phần nguy nan.

Những điều tai vạ trái ngang.

Ơn trời phụ hộ tiêu tan tức thì.

Điều lành mang đến điều dữ mang đi.

Chúng con sám hối bù trì cho con.

Một lòng theo đạo sắt son.

Sống trên dương thế con còn tu tâm.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!