Nhìn lại biến động của thị trường sau cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ

21/06/2021 07:17 toquoc.vn

Sau cuộc họp hồi giữa tuần qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã phát tín hiệu cho thấy họ không còn đảm bảo cho chính sách ôn hòa sẽ tiếp tục tồn tại tới hết năm 2023.

Trong khoảng 2 ngày sau đó, đồng USD đã xác lập kỷ lục tăng mạnh nhất trong năm qua.

Thị trường trái phiếu và chứng khoán cũng biến động.

Rất nhiều cổ phiếu đã bị bán tháo.

S&P 500 và Dow Jones đều giảm.

Tuy nhiên, cổ phiếu công nghệ vẫn tăng giá và Nasdaq Composite ngược dòng tăng điểm cho tới phiên giao dịch ngày 17/6.

Phiên giao dịch cuối tuần, Nasdaq vẫn có một tuần giảm điểm.

Hôm thứ tư, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell cho biết các quan chức đã thảo luận về việc giảm mua trái phiếu và nhưng chưa cho biết thời điểm bắt đầu giảm tốc độ mua vào.

Đồng thời, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng cho biết sẽ có 2 lần tăng lãi suất từ nay tới cuối năm 2023, sớm hơn so với kế hoạch trước đó.

Giám đốc đầu tư Peter Boockvar của Bleakley Global Advisors cho biết: "Đó là sự kết thúc của thời kỳ ôn hòa đỉnh cao.

Đây không phải là quan điểm diều hâu. Chỉ là chúng ta đã bước qua thời điểm ôn hòa nhất.

Phản ứng của thị trường hiện nay giống như việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã giảm mua trái phiếu".

Nhìn lại biến động của thị trường sau cuộc họp của FED - Ảnh 1.
 

Các nhà chiến lược cho biết bước đi nhẹ nhàng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trong việc thắt chặt chính sách không gây sốc cho thị trường ngay lập tức nhưng có thể sẽ tạo ra những biến động trong tương lai.

Về bản chất, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang thừa nhận cánh cửa tăng lãi suất trong tương lai đang rộng mở.

Theo dự báo, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ đưa ra những lịch trình chi tiết về việc giảm mua trái phiếu cũng như kế hoạch tăng lãi suất vào cuối năm nay.

Trong vài tháng, tốc độ mua trái phiếu, vốn đang ở mức 120 tỷ USD/tháng, sẽ giảm về 0 trước khi lãi suất tăng lên.

Lợi suất của các loại trái phiếu kỳ hạn ngắn hơn, chẳng hạn như kỳ hạn 2 năm, đã tăng lên.

Lợi suất các loại trái phiếu kỳ hạn dài hơn, chẳng hạn như kỳ hạn 10 năm, đã giảm.

Các loại trái phiếu kỳ hạn dài hơn giảm bởi lo ngại nền kinh tế có thể không tăng trưởng tốt trong tương lai khi lãi suất cao hơn.

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn ngắn tăng cũng phản ánh thị trường nghiêng về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tăng lãi suất.

Hiện tại, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã tăng hơn nhiều so với dự đoán của các chiến lược gia.

Điều đó một phần là do chúng hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư nước ngoài khi mà tỷ giá âm ở hầu hết các nền kinh tế khác trên thế giới cũng như tính thanh khoản tốt trên thị trường Mỹ.

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã tăng vọt 1,59% sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ công bố thông tin nhưng sau đó giảm xuống 1,5% vào chiều thứ 5.

Các cổ phiếu liên quan đến hàng hóa, chẳng hạn như cổ phiếu năng lượng và cổ phiếu vật liệu, giảm mạnh chiều 17/6.

Năng lượng cũng là lĩnh vực kém hiệu quả nhất trong S&P 500 khi giảm 3,5%.

Cổ phiếu nguyên vật liệu mất 2,2% giá trị.

Đối với các nhà đầu tư chứng khoán, những biến động được xác định vẫn tiếp tục gia tăng.

Thị trường sẽ tiếp tục giao dịch theo cách điên rồ, đặc biệt là khi có sự tham gia rất lớn của các nhà đầu tư nhỏ lẻ vào những cổ phiếu mà họ quan tâm.

Những cổ phiếu loại này cũng là loại tăng giá mạnh nhất vài tuần qua.

Ngay cả khi ông Powell thừa nhận lạm phát cao hơn dự kiến của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Trung ương vẫn duy trì thông điệp cho rằng áp lực này chỉ là tạm thời.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tăng dự báo lạm phát cơ bản của năm nay lên 3% nhưng dự báo nó sẽ chỉ đạt mức 2,1% trong năm sau.

Ông Powell lấy ví dụ bằng sự tăng, giảm của giá gỗ xẻ để minh họa cho quan điểm lạm phát sẽ không kéo dài.

Tuy nhiên, Julian Emanuel, người đứng đầu chiến lược cổ phiếu và phái sinh của BTIG, tin rằng rất khó để xác định lạm phát sẽ nhanh chóng kết thúc hay kéo dài.

Bên cạnh đó, sự phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch vẫn rất khó đoán.

Bản thân Emanuel tin rằng S&P 500 có thể giao động trong phạm vi từ 4.050 đến 4.250 điểm.

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, S&P 500 đóng cửa với 4.166,45 điểm.

Cuộc họp cuối tháng 7 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ dự kiến sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý, nhất là khi các nhà đầu tư chờ đợi xem Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có đưa thêm thông tin gì về việc cắt giảm chương trình mua trái phiếu và nâng lãi suất hay không.

Nhiều nhà kinh tế kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ sử dụng Hội nghị Chuyên đề Jackson Hole thường niên vào cuối tháng 8 để vạch ra kế hoạch cho chương trình mua trái phiếu của mình.

Chương trình mua trái phiếu, hay còn được gọi là nới lỏng định lượng, được đưa ra vào năm ngoái như một cách để cung cấp thanh khoản cho thị trường trong thời kỳ suy thoái kinh tế bắt đầu sau đại dịch Covid-19 bùng phát.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ mua 80 tỷ USD trái phiếu và 40 tỷ USD chứng khoán thế chấp mỗi tháng.

Rick Rieder của BlackRock mong đợi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ giảm mua 20 tỷ USD mỗi tháng cho tới khi về 0.

Tuần qua, Dow Jones rơi từ 34.500 điểm xuống 33.290,08 điểm. S&P 500 rơi từ đỉnh 4.255,59 điểm xuống 4.166,45.

Đây cũng là giá cuối cùng trong phiên giao dịch ngày 18/6.

Nasdaq biến động nhẹ nhàng hơn khi mức giảm không đáng kể.