Hàn Quốc trở thành quốc gia tiên phong trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ ở Châu Á

20/07/2021 06:06 Linh Nguyễn/ CN Reuters

Hàn Quốc sẽ trở thành nền kinh tế Châu Á đầu tiên tăng lãi suất từ ​​mức thấp trong thời kỳ đại dịch; phe diều hâu của nước này, chủ tịch Ngân hàng Trung ương sắp mãn nhiệm đang đẩy mạnh nỗ lực loại bỏ mọi bong bóng bất động sản mới nổi hoặc áp lực nợ nần của các hộ gia đình.

Ảnh: Ngân hàng Hàn Quốc, Seoul, Hàn Quốc, tháng 3 năm 2016. REUTERS / Kim Hong-Ji

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc giữ nguyên lãi suất ở mức thấp lịch sử vào tuần trước, nhưng Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Lee Joo-yeol cho biết, khả năng sớm nhất là vào cuộc họp chính sách tiếp theo trong tháng 8 sẽ tăng lãi suất, khiến thị trường tài chính bất ngờ.

Mặc dù Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ tư châu Á, đã phục hồi nhanh chóng và tỷ lệ lạm phát cao hơn mục tiêu, với sự lây lan của biến thể Delta, số người nhiễm bệnh đã tăng cao kỷ lục, buộc phải thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt và tình trạng bán phong tỏa ở Seoul.

 “Đây là một giai đoạn hiếm hoi, cả về chính trị và kinh tế, điều quan trọng hơn là phải chế ngự giá nhà đất.” Yoon Yeo-sam, một nhà phân tích tại Meritz Securities cho biết.

"Trong vài năm qua, chính phủ đã không làm gì để ngăn chặn đà tăng giá nhà đất. Đối với Lee Ju-yeol và chính phủ, thời gian không còn nhiều."

Nhiệm kỳ chủ tịch Ngân hàng Trung ương của Lee Ju-yeol sẽ kết thúc vào tháng 3 năm 2022, chỉ vài tuần trước khi nhiệm kỳ của Tổng thống Moon Jae-in kết thúc.

Xu hướng chấp nhận rủi ro của chính phủ Hàn Quốc đã khiến Lee Joo-yeol của phe diều hâu phải vật lộn để kiểm soát mức nợ của đất nước trong suốt 8 năm nắm quyền điều hành Ngân hàng Trung ương.

Để hỗ trợ nền kinh tế, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã hạ 75 điểm lãi suất vào năm ngoái, xuống mức thấp nhất trong lịch sử là 0,5%.

Lãi suất thấp đã kích thích lượng lớn các hộ gia đình vay vốn. Vào tháng 3, nợ hộ gia đình đạt 1765 nghìn tỷ won (1,55 nghìn tỷ đô la Mỹ), trong đó các khoản vay thế chấp chiếm 931 nghìn tỷ won.

Tiền mặt rẻ đã tiếp tục thúc đẩy đầu cơ vào thị trường bất động sản, cổ phiếu và tiền điện tử. Bất chấp một loạt các biện pháp như thuế và hạn chế cho vay đã được chính quyền áp dụng, giá nhà đất đã tăng vọt, khiến Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đưa ra cảnh báo vào tháng 6 rằng sự mong manh tài chính của các thị trường tài sản và tín dụng địa phương của Hàn Quốc đã đạt mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Các nhà phân tích hiện cho rằng lãi suất quá thấp đối với một nền kinh tế được kỳ vọng sẽ tăng trưởng 4% trong năm nay, và mức tăng trưởng 4% sẽ là mức cao nhất kể từ năm 2010. Tỷ lệ lạm phát cũng cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương.

"Lee Ju-yeol rõ ràng đã cân nhắc tới thời gian nghỉ hưu của mình. Ông không có nhiều thời gian để làm những gì mình muốn, đó là giảm tốc độ tăng nợ và giá nhà. Đây là di sản mà ông ấy hy vọng sẽ để lại khi rời nhiệm sở". Kong Dong-rak, một nhà kinh tế học tại Sino Securities nói.

Ông nói: “Ông ấy càng chờ đợi lâu, thì càng khó thực hiện các chính sách thắt lưng buộc bụng”. Đây là một trong những lý do khiến cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3 sẽ gây mất tập trung.

Hướng tới bình thường hóa

Nếu Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc tăng lãi suất tại cuộc họp chính sách của họ vào cuối tháng 8, nó thậm chí sẽ vượt qua Ngân hàng Trung ương New Zealand với lập trường diều hâu nhất trong số các Ngân hàng Trung ương của các nước phát triển.

Tuy nhiên, khi Ngân hàng Trung ương cố gắng cân bằng giữa rủi ro tài chính và tăng trưởng kinh tế, các nhà kinh tế đã chia rẽ quan điểm về việc Lee Ju-yeol sẽ đi bao xa.

Yoon của Meritz Securities cho rằng bài phát biểu gần đây của Lee Ju-yeol dường như có vẻ càng thể hiện lập trường diều hâu hơn so với trước đây. “Có ít nhất một lý do để tăng lãi suất, nhưng việc thắt chặt chính sách hơn nữa có thể khó khăn, tùy thuộc vào sự phục hồi kinh tế sau đợt đại dịch này ”.

Đối với các nền kinh tế chỉ có khoảng 30% dân số đã được tiêm phòng, biến thể coronavirus mới là một tin xấu, và đây là thời điểm khi nền kinh tế phương Tây tái khởi động có thể làm giảm nhu cầu xuất khẩu hàng điện tử của Hàn Quốc.

Tuy nhiên, nợ hộ gia đình đã tăng lên khoảng 175% thu nhập khả dụng. Dữ liệu của Ngân hàng KB cho thấy tính đến tháng 6, giá căn hộ trung bình ở Seoul đã tăng lên 1,14 tỷ won (1 triệu USD), tăng khoảng 70% kể từ khi ông Moon Jae-in nhậm chức vào năm 2017.

Các nhà phân tích của Nomura cho biết trong báo cáo: “Chức năng phản ứng của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã trải qua những thay đổi to lớn, và ngân hàng này dường như đang ưu tiên duy trì sự ổn định của thị trường bất động sản”, họ dự đoán rằng Hàn Quốc sẽ tăng lãi suất hai lần trong năm nay và một lần khác vào năm 2022..

HSBC ban đầu dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất trong quý 4, nhưng giờ gọi là "đợt tăng lãi suất tháng 8", tin rằng Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc hiện đang ưu tiên sự ổn định tài chính.

Các nhà phân tích của Morgan Stanley dự kiến ​​lần tăng lãi suất đầu tiên là vào tháng 10, và cho biết "Dự báo chính sách lãi suất của chúng tôi nên được coi là quá trình bình thường hóa dần dần các chính sách, chứ không phải thắt chặt chính sách."

Nhà kinh tế Kim Jin-wook của Citigroup cho biết trong báo cáo: “Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đang chuẩn bị bắt đầu bình thường hóa chính sách.

Theo đó, một hoặc hai lần tăng lãi suất không phải là chính sách thắt chặt.” Ông cũng dự đoán thời điểm tăng lãi suất từ tháng 10 sẽ đẩy lên tháng 8.