Giá dầu tăng phi mã, liệu Saudi Arabia có ‘ra tay’ để ngăn lại?

04/03/2022 07:54 congluan.vn

Khó có chuyện Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới và là đồng minh của Nga trong OPEC+, liên minh giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và một số nước ngoài khối sẽ bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung, ít nhất là thời điểm hiện tại.

Claudio Galimberti, Phó Chủ tịch phụ trách phân tích thuộc Rystad Energy, có công suất khai thác đầu dự trữ 2 triệu thùng/ngày, nghĩa là nước này có thể tăng sản lượng thêm khoảng 2 triệu thùng/ngày.

Tuy nhiên, vào hôm 1/3, Chính phủ Saudi Arabia nói nước này cho rằng OPEC nên giữ nguyên kế hoạch tăng sản lượng một cách từ từ. Điều này có nghĩa là thị trường sẽ không nhận được sự giải toả nguồn cung dù giá dầu vẫn đang tăng từng ngày, từng giờ.

Nga khai thác khoảng 10 triệu thùng dầu mỗi ngày và xuất khẩu 4-5 triệu thùng dầu trong số này. Các biện pháp trừng phạt Nga mà phương Tây công bố tính đến thời điểm hiện tại về cơ bản chưa nhằm trực tiếp vào ngành năng lượng của Nga, nhưng các công ty dầu khí lớn đang lần lượt rút khỏi nước này, và các nhà giao dịch cũng tránh những thùng dầu Nga vì lo “dính” trừng phạt, cho dù dầu Nga đang được bán với giá rẻ hơn nhiều so với giá thị trường.

Richard Bronze, Trưởng bộ phận địa chính trị của công ty nghiên cứu Energy Aspects cho hay: “Nhiều khách mua dầu, ngân hàng của họ và nhà vận chuyển của họ trở nên thận trọng vì tất cả đều đang chờ đợi công bố chi tiết cụ thể của các biện pháp trừng phạt”.

Tình trạng này dẫn tới lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung, và đó là lý do vì sao giá dầu liên tục nhảy mạnh dù phương Tây chưa hề đưa ra biện pháp trừng phạt nào đối với hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga.

Ngoài Saudi Arabia, nhiều nước khác trong OPEC cũng có công suất khai thác dầu dự trữ khá lớn, như Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) có công suất dự trữ là 78 triệu thùng/ngày, theo số liệu từ Rystad Energy.

Nhưng vấn đề nằm ở chỗ các nước này không muốn hành động vì còn chờ xem khủng hoảng Nga-Ukraine sẽ diễn biến như thế nào.

“Những gì OPEC đã cho thấy tính đến thời điểm này là họ không muốn đưa ra quyết định dựa trên những thông tin nhiễu động”, Galimberty nói.

Galimberti cho rằng một số khách mua dầu, nhất là khách Trung Quốc và Ấn Độ, có thể quay trở lại mua một khi ảnh hưởng đối với ngành năng lượng từ các biện pháp từng phạt trở nên rõ ràng hơn.

Ngoài ra, một số nhà máy lọc dầu ở châu Âu được xây dựng chuyên để chế biến dầu Nga, có sự phụ thuộc vào các hợp đồng dài hạn, có thể vẫn tiếp nhận dầu tư Nga.

Điều này sẽ giảm bớt sức ép phải tăng sản lượng mạnh hơn đối với những nước như Saudi Arabia, ngay cả khi nước này đứng trước lời kêu gọi của phương Tây về hỗ trợ kéo giá dầu xuống.

Nhiều nhà dự báo ở Phố Wall tin rằng giá dầu sẽ tiếp tục leo thang nếu cuộc chiến ở Ukraine kéo dài. Trong một dự báo mới đây, Goldman Sachs cho rằng giá dầu Brent giao tháng kế tiếp sẽ sớm đạt 115 USD/thùng, đồng thời thừa nhận đây là một dự báo thận trọng.