Cơ hội nào cho ngành cảng biển tại Việt Nam?

24/09/2022 06:00 toquoc.vn
Cơ hội nào cho ngành cảng biển tại Việt Nam? - Ảnh 1.

Một mặt, khi nói về vị trí địa lý chiến lược, Việt Nam nằm trong vòng trung tâm của khu vực Đông Nam Á, là một cầu nối thương mại nhờ đường biên giới giáp Trung Quốc dài hơn 1.400km.

Việt Nam là địa điểm phân phối hàng hóa lưu thông trong khu vực ASEAN/ APAC, chiếm 20,7% tỉ trọng xuất khẩu của Đông Nam Á, xếp sau Singapore với tỉ trọng 27,6%.

Việc Việt Nam nằm trong ASEAN cho phép sự tham gia vào vô số các Hiệp định thương mại Tự do (EVFTA, CPTPP, RCEP, …), giúp Việt Nam càng củng cố được vị thế của mình về xuất nhập khẩu.

Cơ hội nào cho ngành cảng biển tại Việt Nam? - Ảnh 2.

Cảng Sài Gòn – được mệnh danh là "Hòn Ngọc Viễn Đông" của khu vực Châu Á trong những năm 1890s-1970s nhờ vị trí chiến lược của mình.

Mặt khác, những lợi thế về vị trí địa lý không chỉ giúp Việt Nam mở rộng và phát triển hoạt động thương mại, vận tải biển, mà còn tạo ra những lợi thế lớn cho ngành sản xuất tại Việt Nam – một ngành có mối tương quan chặt chẽ với khả năng phát triển của ngành cảng biển, đặc biệt là khi mà "ông lớn’ Trung Quốc vẫn đang tiếp tục vật lộn với đại dịch COVID-19, kèm theo đó là hạn hán và tình trạng thiếu điện kéo dài.

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã chậm lại đáng kể trong tháng 8 vừa qua, kèm theo đó là sự sụt giảm của nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu từ Trung Quốc; trong khi đó, Việt Nam vẫn tiếp tục cho thấy những dấu hiệu tích cực trong hoạt động sản xuất so với phần còn lại của Thế giới.

Cơ hội nào cho ngành cảng biển tại Việt Nam? - Ảnh 3.

Trừ giai đoạn lockdown do Covid-19, chỉ số PMI sản xuất của Việt Nam vượt trội so với Trung Quốc, và cao hơn trung bình thế giới trong tháng 8/2022 (Nguồn: Bloomberg, S&P Global)

Với vị trí tiếp giáp Trung Quốc và điều kiện sản xuất tích cực, Việt Nam nhanh chóng trở thành địa điểm hoàn hảo để các doanh nghiệp lớn có thể "chuyển dịch" hoạt động sản xuất của mình.

Điển hình như việc Apple đã tiến hành chuyển dịch các nhà máy của mình từ Đài Loan sang Việt Nam kể từ đầu Quý 3 năm nay, với các nhà máy đặt tại Hà Nội, và sắp tới là Bắc Ninh, Thái Nguyên...

Sự chuyển dịch sản xuất của một vài doanh nghiệp lớn, điển hình như Apple sẽ góp phần gia tăng lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, và điều này mở ra những cơ hội vô cùng lớn đối với ngành vận tải biển nói chung và cảng biển nói riêng.

Không những vậy, việc Việt Nam kiểm soát tốt lạm phát ở mức 2,58% trong tháng 08/2022 cũng giúp giảm áp lực về chi phí đầu vào – đặc biệt là chi phí nhiên liệu đối với nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước; ngoài ra việc cầu tiêu dùng đang ngày càng tăng tại các thị trường lớn như Mỹ, EU cũng sẽ là một nhân tố góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa tại các cảng của Việt Nam.

Lượng hàng thông cảng tại Việt Nam đã hồi phục mạnh mẽ kể từ đầu năm, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong Quý 3 và Quý 4 năm 2022 khi nền kinh tế dần ổn định hơn.

Cơ hội nào cho ngành cảng biển tại Việt Nam? - Ảnh 4.

Lượng hàng thông cảng tại Việt Nam tăng kể từ đầu năm (Nguồn: Vinamarine

Cơ hội nào cho ngành cảng biển tại Việt Nam? - Ảnh 5.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lạm phát của Việt Nam so với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á (Nguồn: CEIC, HSC)

Dựa trên những số liệu vĩ mô, có thể thấy ngành cảng biển Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng trong thời gian sắp tới.

Tuy nhiên, trước bối cảnh nền kinh tế vẫn còn đang gặp nhiều những khó khăn như hiện nay, cơ hội được lắng nghe, gặp gỡ các doanh nghiệp đầu ngành là vô cùng cần thiết để nhà đầu tư không chỉ thực sự hiểu rõ triển vọng mà còn hiểu được những khó khăn, thử thách trong suốt chặng đường phát triển của ngành cảng biển Việt Nam.

Trước bối cảnh đó, HSC tổ chức Buổi hội thảo trực tuyến nằm trong chuỗi sự kiện Connecting to Customers (C2C) được diễn ra vào 15h30 ngày 29.09.2022, với góc nhìn đến từ Công ty Cổ phần Gemadept – Doanh nghiệp đầu ngành với hệ sinh thái khép kín, sở hữu nhiều cảng chiến lược tại Việt Nam, với chủ đề "Tiềm năng ngành Cảng biển Việt Nam và lợi thế của Gemadept", nhằm giúp nhà đầu tư có thêm một cái nhìn tổng quan và chi tiết hơn về sự phát triển của ngành cảng biển, vận tải và dịch vụ cảng biển trong nước, cũng như những lợi thế của về mặt địa – chiến lược của Việt Nam mà sẽ góp phần thúc đẩy ngành vận tải biển trong thời gian tới.

Chuỗi hội thảo "Connecting to Customers" được HSC tổ chức định kỳ hằng tháng/ quý nhằm kết nối nhà đầu tư với lãnh đạo các doanh nghiệp và các chuyên gia phân tích, tư vấn của HSC.

Trong đó, nhà đầu tư sẽ được Ban lãnh đạo doanh nghiệp chia sẻ về chiến lược hoạt động cũng như kết quả kinh doanh cập nhật nhất, đồng thời có thể đặt ra các câu hỏi cho Doanh nghiệp và chuyên gia HSC về thị trường chung, ngành cũng như những triển vọng tăng trưởng của Doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn.