Chứng khoán Âu Mỹ rớt giá khủng khiếp, Goldman Sachs lại thoát hiểm thành công?

20/07/2021 13:55 Linh Nguyễn/ Sina Finance

Mối đe dọa của đại dịch COVID 19 đã khiến các nhà đầu tư lo lắng hơn về sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, và chứng khoán Mỹ đã giảm mạnh trong một đêm.

Vào thứ hai, ngày 19 tháng 7, ba chỉ số chứng khoán chính đã đóng cửa ngày thứ hai liên tiếp.

Chỉ số Dow đóng cửa giảm hơn 700 điểm, mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 28/10 năm ngoái; S&P 500 và Nasdaq đều giảm hơn 1%, mức giảm lớn nhất kể từ ngày 12/5 năm nay.

Trong đó, chỉ số S&P 500 nhanh chóng giảm xuống mức trung bình động 50 ngày, và giảm xuống dưới đường xu hướng tăng kể từ tháng 11 năm ngoái.

Ảnh 1: S&P 500 đã giảm xuống mức trung bình động 50 ngày (Nguồn ảnh: ZeroHedge)

Ảnh 2: S&P 500 đã giảm xuống dưới đường xu hướng tăng kể từ tháng 11 năm ngoái (Nguồn ảnh: ZeroHedge)

Ảnh 3

Khi chỉ số S&P 500 giảm 3,5% so với mức cao trong lịch sử, sự khủng hoảng trên thị trường cũng bùng phát.

Chỉ số Fear & Greed Index (chỉ số sợ hãi và tham lam) của CNN hiện đang ở mức khủng hoảng cực độ, và lần trước khi mức độ khủng hoảng lên cao, thì chỉ số S&P 500 đã giảm tới 40%.

Ảnh 4

Tuy nhiên, giữa lúc thị trường sụt giảm thảm hại, Goldman Sachs (354,72, -10,08, -2,76%) trước đó đã thành công thoát hiểm và thu nhút nhiều sự chú ý.

Điều này không khỏi khiến người ta nhớ đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 và 2008, vào thời điểm đó, Goldman Sachs đã bán tháo thành công trong một môi trường thị trường “hỗ trợ”.

Một bài báo trên Wall Street tuần trước đã nhắc đến, trong quý 2 năm nay, thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh quản lý tài sản của Goldman Sachs đạt mức kỷ lục 5,1 tỷ USD, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu là do thu nhập từ bán cổ phiếu.

Báo cáo tài chính cho thấy Goldman Sachs đã bán ròng 4 tỷ USD trong năm nay, sau khi tính cả lượng 1,5 tỷ USD cổ phiếu mua vào, nó đã giảm lượng nắm giữ 5,5 tỷ USD trong sáu tháng, tương đương với hơn một phần tư tổng quy mô danh mục đầu tư cổ phiếu vào cuối năm ngoái.

Trên thực tế, đối với xu hướng tương lai của chứng khoán Mỹ, một số nhà phân tích đã hoài nghi về việc liệu xu hướng hiện tại có thể tiếp tục hay không.

Vào đầu tháng 7, chiến lược gia David Kostin của Goldman Sachs cho biết trong một báo cáo nghiên cứu rằng chỉ số S&P 500 không còn xa cao điểm.

Ông dự đoán rằng chỉ số S&P 500 sẽ vào khoảng 4.300 vào cuối năm nay, lãi suất tăng, lạm phát gia tăng và cải cách thuế đều sẽ hạn chế đà tăng gần đây của chỉ số này.

Ngoài ra, do hệ số P/E của S&P 500 cao hơn 20, thị trường chứng khoán có nhiều khả năng bị co lại nhiều hơn là mở rộng trong sáu tháng tới.

Đây không phải là lần đầu tiên David Kostin đề cập đến sự cản trở đà tăng của chứng khoán Mỹ.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Yahoo Finance vào cuối tháng 6, David Kostin cho rằng hai trở ngại lớn đối với đà tăng của chứng khoán Mỹ trong tương lai là lãi suất cao hơn và cải cách thuế.

Ông cho rằng nếu lãi suất tương đối không thay đổi trước cuối năm nay, chỉ số S&P 500 có thể tăng lên 4.700.

Khi nói về thuế, ông tin rằng nếu việc tăng thuế doanh nghiệp được thông qua, khi các nhà đầu tư đón nhận đòn đánh vào lợi nhuận doanh nghiệp và lãi vốn, thị trường chứng khoán có thể phải đối mặt với áp lực bán.

Cảnh báo rủi ro

Thị trường rủi ro, việc đầu tư cần thận trọng. Bài viết này không phải lời khuyên đầu tư, cũng như không tính đến các mục tiêu đầu tư, tình hình tài chính hoặc nhu cầu cụ thể của từng người đọc.

Người đọc nên cân nhắc xem mọi ý kiến, quan điểm, kết luận trong bài viết này có phù hợp với điều kiện cụ thể của mình hay không.