Trung Quốc có liên quan gì đến việc giá quặng sắt xác lập mức cao nhất mọi thời đại?

10/05/2021 07:01 congluan.vn

 

Một số nhà kinh doanh quặng sắt đã cho rằng việc Trung Quốc đình chỉ cuộc Đối thoại Kinh tế Chiến lược Trung Quốc - Úc vô thời hạn là mối đe dọa tiềm tàng đối với thương mại quặng sắt giữa hai nước, sau khi đấu thầu giá quặng sắt vượt lên mức cao ngất ngưởng hơn 200 USD/tấn trong tuần này.

Hôm thứ 5 vừa qua, Bắc Kinh đã tạm dừng đối thoại kinh tế cấp cao với Canberra - một động thái được nhiều người coi là đòn trả đũa chính trị đối với việc Canberra trục xuất hiệp ước đường bộ và vành đai không ràng buộc của bang Victoria với Trung Quốc vào tháng trước.

Cùng ngày đó, giá quặng sắt đã tăng cao kỷ lục đạt 202 USD/tấn.

Trong khi giá cả quặng sắt và sản phẩm cuối cùng của nó, thép, đều tăng trước kỳ nghỉ lễ Ngày Lao động Trung Quốc vào tuần trước, giá quặng sắt và hợp đồng tương lai quặng sắt tại Sở giao dịch hàng hóa Đại Liên hiện đang tăng mạnh trên cơ sở đầu cơ rằng giá quặng sắt nhập khẩu vào Trung Quốc sẽ tăng vọt nếu Bắc Kinh cắt giảm hoặc cắt nguồn cung của Úc.

Theo nhóm nghiên cứu và định giá Fastmarkets, giá quặng kỷ lục mới đã vượt qua mức cao trước đó là 200 USD từ năm 2007, và hôm thứ 6 giá đóng cửa của nó đã ở mức hơn 212 USD/tấn đối với quặng sắt 62%.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích coi đây là một phản ứng quá nóng vội vì họ không lường trước được việc chính phủ Trung Quốc sẽ cắt đứt thương mại mang tính phụ thuộc cao vào Úc.

Giám đốc điều hành Navigate Commodities Atilla Widnell cho biết: “Như chúng ta đã thấy trong nhiều dịp gần đây, các nhà đầu tư bán lẻ của Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đang hiểu sai, chẩn đoán sai và đi đến kết luận dựa trên một sự kiện chính trị.

Thực tế của vấn đề vẫn là Úc và Trung Quốc phụ thuộc lẫn nhau khi nói đến thương mại song phương quặng sắt.”

Theo nhà phân tích Argus Media, thị trường đang chịu ảnh hưởng về cả sức mạnh của thị trường thép Trung Quốc và về những bất ổn mới xung quanh nguồn cung quặng sắt do động thái chính trị mới nhất của Bắc Kinh, nhưng những người tham gia đều phân biệt đâu là nguyên nhân lớn hơn dẫn đến mức giá kỷ lục.

Yanting Zhou, nhà kinh tế cấp cao tại nhà nghiên cứu năng lượng Wood Mackenzie, nói rằng: “cuộc đối thoại kinh tế chiến lược giữa hai nước đã bị đình chỉ - cái mà chủ yếu tập trung vào những cơ hội trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, công nghiệp và tài chính, thay vì khai thác khoáng sản – điều này có thể dẫn đến giảm đầu tư của Trung Quốc vào Úc, hoặc có thể bị cấm xuất khẩu hàng hóa ở mức thấp, nhưng nó sẽ ít ảnh hưởng đến quặng sắt”.

Trong khi các điều kiện chính trị có thể gây ra biến động đột ngột về giá quặng sắt thì nhu cầu mạnh mẽ cơ bản đối với thép ở Trung Quốc vẫn đang khá cao - và do đó dẫn đến giá quặng sắt tăng cao.

Việc giá thép đã tăng lên mức cao nhất trong 12 năm trong những tuần gần đây phản ánh sự phục hồi kinh tế tiếp tục của Trung Quốc và sự phụ thuộc của nước này vào quặng sắt. Tương tự như vậy, giá quặng sắt đã tăng trong suốt cả năm.

Nhà phân tích Victoria Zou của Mysteel Global cho biết trong một ghi chú hôm thứ 6 rằng: “Những tin tức chính trị chỉ là một động lực nhỏ tác động đến tâm lý thị trường quặng sắt trong một thời gian. Động lực chính vẫn là thị trường thép và quặng sắt tại Trung Quốc gia tăng mạnh mẽ.”

Tuy nhiên, nhà phân tích nguyên liệu thô của Fastmarkets Asia và nhà phân tích hàng đầu về thép Paul Lim cho biết: “vẫn có thể có một số điều chỉnh ở mặt trận Trung Quốc.”

Lim nói: “Tôi có cảm giác rằng Trung Quốc có thể mua thêm quặng sắt từ các nước khác như Brazil, hoặc các nguyên liệu trực tiếp như viên nén từ các nước không phải Úc.

Cũng có khả năng Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu các loại kim loại như gang, gang đóng bánh nóng và thép bán thành phẩm như phôi để đa dạng hóa nguồn nguyên liệu thô”.

Tuần này, một tập đoàn bao gồm nhà sản xuất nhôm Trung Quốc Shandong Weiqiao đã thúc đẩy việc phát triển mỏ quặng sắt Simandou rộng lớn của họ ở Guinea, Tây Phi.

Có lé đây được coi là câu trả lời cho việc đa dạng hóa quặng sắt của Trung Quốc khỏi sự phụ thuộc vào Úc và Brazil.

Huy Hoàng