Những sự kiện nào tác động đến thị trường ngoại hối tuần này?

06/04/2021 08:13 toquoc.vn

Theo Investing.com, trong tuần này thị trường sẽ đón nhận một vài sự kiện như cuộc họp mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và biên bản cuộc họp từ hai ngân hàng trung ương hàng đầu là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Những sự kiện nào tác động đến thị trường ngoại hối tuần này? - Ảnh 1.

Theo Investing.com, trong tuần này, thị trường ngoại hối không có nhiều sự kiện.

Nhà đầu tư cũng có thể theo dõi tiếp tiến trình của đề xuất đầu tư vào cơ sở hạ tầng mà chính quyền Tổng thống Joe Biden công bố tuần trước.

Ngoài ra, thị trường còn có thể đón nhận thêm một số dữ liệu kinh tế mới về lĩnh vực sản xuất của Mỹ.

Cuộc họp của IMF

Quỹ Tiền tệ Quốc tế sẽ bắt đầu phiên họp định kỳ dưới hình thức trực tuyến vào ngày 5/4.

Tại đây, các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu sẽ đưa ra một cái nhìn tổng thể về tình hình kinh tế thế giới sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Đồng thời, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng sẽ cập nhật dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 và 2022.

Bà Kristalina Georgieva - Giám đốc Điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, đã tiết lộ trước rằng cơ quan này sẽ nâng triển vọng kinh tế thế giới trong năm nay.

Hồi tháng 1, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2021 sẽ đạt khoảng 5,5%.

Theo Investing.com, bên cạnh việc cập nhật triển vọng kinh tế, các bộ trưởng tài chính G20 cũng sẽ nhóm họp vào ngày 7/4 để thảo luận về các sáng kiến xóa nợ cho nước nghèo.

Biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngâng hàng Trung Ương Châu Âu

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ dự kiến sẽ công bố biên bản cuộc họp tháng 3 vào ngày 7/4.

Qua đó, nhà đầu tư ngoại hối có thể sẽ biết được quan điểm của ngân hàng trung ương Mỹ về lạm phát, trong bối cảnh nhiều người lo ngại rằng gói kích thích tài khóa trị giá 1.900 tỷ USD của Washington sẽ dẫn đến áp lực tăng giá.

Tại cuộc họp báo sau phiên họp chính sách tháng trước, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã hạ thấp mối lo về lạm phát.

Ông Powell khẳng định các nhà hoạch định chính sách chỉ coi áp lực lạm phát là thoáng qua.

Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng sẽ công bố biên bản cuộc họp chính sách tháng 3, dự kiến sau Cục Dự trữ Liên bang Mỹ một ngày.

Nhà đầu tư có thể tìm hiểu thái độ của Ngân hàng Trung ương châu Âu với vấn đề kiềm chế chi phí đi vay thông qua biên bản này.

Bình luận của nhiều quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ

Thị trường ngoại hối chắc chắn sẽ rất quan tâm dõi bài phát biểu của Chủ tịch Powell cùng nhiều quan chức hàng đầu khác của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trong tuần này.

Trong khuôn khổ phiên họp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào ngày 8/4, ông Powell sẽ đưa ra những bình luận mới nhất về nền kinh tế toàn cầu.

Các nhà hoạch định chính sách khác của ngân hàng trung ương Mỹ cũng sẽ phát biểu tại quê nhà, lần lượt vào các ngày 6/4 và 7/4.

Một số cái tên đáng chú ý có thể kể đến Chủ tịch Fed chi nhánh Richmond Tom Barkin, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ chi nhánh Chicago Charles Evans.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen sẽ tham gia một hội thảo trực tuyến do Chicago Council on Global Affairs tổ chức vào ngày 5/4.

Dự kiến, bà sẽ thảo luận về triển vọng phục hồi của nền kinh tế thế giới.

Dữ liệu kinh tế mới

Viện Quản lý Cung ứng Mỹ (ISM) sẽ công bố chỉ số Chỉ số Quản lý Thu mua PMI dịch vụ tháng 3 vào ngày 5/4.

Trước đó, Quản lý Cung ứng Mỹ cho biết chỉ số Chỉ số Quản lý Thu mua PMI sản xuất trong tháng 3 đã tăng lên mức cao nhất trong 37 năm qua, cho thấy nền kinh tế Mỹ chắc chắn đang trên đà hồi phục.

Các số liệu của Quản lý Cung ứng Mỹ thường mang tính chất tham khảo, trước khi chính phủ Mỹ công bố dữ liệu chính thức.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể sẽ quan tâm đến số lượng hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp công bố định kỳ vào ngày 8/4.

Cuối tuần trước, Bộ Lao động Mỹ cho biết nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tiếp nhận thêm 916.000 việc làm trong tháng 3 và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 6%.

Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ khi Mỹ ghi nhận thêm 1,58 triệu việc làm vào tháng 8 năm ngoái.

Điều này đã đủ dự báo một thời kì mới của Mỹ trong cú sốc đại dịch từ mùa xuân năm trước hay chưa? Chúng ta sẽ chờ xem!

Trước đó, các nhà kinh tế do Dow Jones khảo sát dự đoán thị trường lao động tại Mỹ chỉ tạo khoảng 675.000 việc làm và tỷ lệ thất nghiệp chững lại mức 6%.

Bà Quincy Krosby, chiến lược gia trưởng tại Prudential Financial, đánh giá: "Số liệu việc làm tháng 3 cho thấy nền kinh tế Mỹ đang hồi phục, những người bị mất việc sẽ sớm có công việc mới khi đà phục hồi tiếp tục và các lệnh hạn chế được dỡ bỏ".