Ngân hàng trung ương Nga tiếp tục cắt giảm lãi suất và quay lại mục tiêu lạm phát năm 2024

19/04/2022 07:13 congluan.vn

"Khoảng thời gian mà nền kinh tế này có thể tồn tại bằng nguồn dự trữ là hạn chế. Và chúng ta sẽ bước vào giai đoạn chuyển đổi cơ cấu và tìm kiếm các mô hình kinh doanh mới trong quý 2 và quý 3", bà Nabiullina đưa ra nhận xét trong bài phát biểu quan trọng nhất kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự lên Ukraine.

Nga khó “kìm cương” lạm phát

Bà cảnh báo các nhà lập pháp rằng điều này sẽ đi kèm với việc tăng giá một số hàng hóa, khiến lạm phát vượt quá mục tiêu, là 17% hàng năm vào tháng Ba. Tuy nhiên, điều này có thể do thiếu nguồn cung chứ không phải do nhu cầu cao.

Bà giải thích: “Do đó, chúng tôi sẽ không hạ mức thấp hơn theo bất kỳ cách nào - làm như vậy sẽ cản trở việc thích ứng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, rất khó cho Nga vì "không thể kiểm soát được tăng trưởng lạm phát", và chính sách tiền tệ của ngân hàng sẽ đưa nó trở lại mục tiêu 4% vào năm 2024.

Việc hoãn mục tiêu chính của ngân hàng nêu bật những khó khăn mà một trong những chủ ngân hàng trung ương lớn thế giới đang phải trải qua khi bà cố gắng ổn định nền kinh tế Nga trước các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Bà Nabiullina đã tăng lãi suất chuẩn của ngân hàng lên 20% từ 9,5% vào ngày 28/2, bốn ngày sau khi binh lính Nga vào Ukraine, sau đó giảm xuống 17% vào ngày 8/4.

Vào thứ Hai (18/4), bà báo hiệu rằng sẽ tìm cách cắt giảm lạm phát hơn nữa.

Bà Nabiullina nói thêm: "Chúng ta phải thiết lập các điều kiện nâng cao khả năng cung cấp tín dụng cho nền kinh tế."

Đồng thời, Moscow có ý định thực hiện các hành động pháp lý để đáp trả việc bị đóng băng nguồn dự trữ vàng, tiền tệ và tài sản thuộc về người tài phiệt Nga, tuy nhiên để có được bước đi như vậy sẽ cần phải được xem xét cẩn thận.

Ước tính, các lệnh trừng phạt nước ngoài đã đóng băng khoảng 300 tỷ USD trong số 640 tỷ USD dự trữ ngoại hối mà Nga sở hữu khi nước này tiến hành "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine.

Ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt

Bà Nabiullina cho biết các biện pháp trừng phạt chủ yếu “đánh” vào thị trường tài chính Nga, nhưng "chúng sẽ sớm bắt đầu ngày càng ảnh hưởng đến nền kinh tế".

Các vấn đề chính sẽ liên quan đến hạn chế nhập khẩu và hậu cần ngoại thương, Với tình hình rối ren như hiện tại buộc các doanh nghiệp Nga sẽ phải thích ứng.

Bà nói: “Các nhà sản xuất Nga sẽ cần tìm đối tác mới, dịch vụ hậu cần hoặc chuyển đổi sang sản xuất các mặt hàng thế hệ trước".

Theo Nabiullina, các nhà xuất khẩu sẽ cần tìm đối tác mới và sắp xếp hậu cần, và "tất cả những điều này sẽ tiêu tốn nhiều thời gian".

Trong lúc đó, ngân hàng trung ương Nga đang xem xét việc làm cho hoạt động bán doanh thu ngoại hối của các nhà xuất khẩu trở nên linh hoạt hơn.

Nga đã buộc các doanh nghiệp xuất khẩu, bao gồm một số nhà sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới, từ gã khổng lồ Gazprom đến Rosneft, bán 80% thu nhập ngoại hối của họ trên thị trường vào tháng Hai, vì quyền lực can thiệp vào thị trường tiền tệ của ngân hàng trung ương bị hạn chế.

Hiện tại, ngân hàng trung ương Nga có thể giảm bớt các điều khoản về thời gian và khối lượng giao dịch bắt buộc.