

Tuy nhiên, một điều đáng chú ý là bất chấp những sức ép từ các đòn thuế quan của Mỹ, nền kinh tế,Trung Quốc vẫn duy trì được mức tăng trưởng tương đối ổn định trong những năm qua. Sự kiên cường của nền kinh tế ,Trung Quốc đã phản ánh những nỗ lực điều chỉnh chính sách linh hoạt, tái cấu trúc nền kinh tế và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của nước này.
1. Cuộc chiến thương mại TRUNG-MỸ
Cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ bắt đầu từ năm 2018 dưới thời Tổng thống Donald Trump, khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc thực hiện các hành vi thương mại không công băng, bao gồm việc đánh cắp sở hữu trí tuệ, trợ cấp doanh nghiệp nhà nước và hạn chế doanh nghiệp Mỹ tiếp cận thị trường Trung Quốc. Đáp lại, Mỹ áp thuế lên hàng trăm tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và Trung Quốc cũng có những biện pháp trả đũa tương tự.
Cuộc chiến thương mại leo thang đã khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, gây bất ổn cho thị trường tài chính và làm giảm tốc độ tăng trưởng thương mại quốc tế. Tuy nhiên, trong khi nhiều người lo ngại rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ suy giảm mạnh, thực tế cho thấy nước này vẫn giữ được đà phát triển tương đối ấn tượng.
2. Các yếu tố giúp Trung Quốc duy trì tăng trưởng
Chuyển hướng thị trường và thúc đấy nội lực một trong những chiến lược ứng phó hiệu quả của Trung Quốc là chuyển hướng thị trường xuất khẩu từ Mỹ sang các khu vực khác như ASEAN, châu Âu, châu Phi và Mỹ Latin. Đặc biệt, Trung Quốc đã tăng cường hợp tác thương mại với các quốc gia trong khuôn khổ sáng kiến "Vành đai và Con đường" và ký kết các hiệp định thương mại tự do như RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực) với 14 quốc gia khác ở châu Á - Thái Bình Dương.Ngoài ra, Trung Quốc cũng tập trung phát triển thị trường nội địa rộng lớn với hơn 1,4 tỷ dân.
Chính phủ nước này khuyến khích tiêu dùng trong nước, đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao và tăng cường năng lực sản xuất nhằm giảm phụ thuộc vào xuất khẩu .đẩy mạnh đổi mới công nghệ bị giới hạn tiếp cận công nghệ từ Mỹ,Trung Quốc đã tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D), hướng tới tự chủ công nghệ. Các ngành như trí tuệ nhân tạo (AI), vi mạch (chip bán dẫn), robot công nghiệp, xe điện và năng lượng tái tạo được đẩy mạnh.
Chiến lược "Made in China 2025" đặt mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia dẫn đầu trong các ngành công nghiệp công nghệ cao,chính sách tài khóa và tiền tệ linh hoạt Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp kích thích kinh tế, bao gồm giảm lãi suất, tăng đầu tư công, giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi thuế quan. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) liên tục bơm thanh khoản vào hệ thống tài chính nhằm duy trì ổn định tiền tệ và hỗ trợ tăng trưởng.
3. Những con số biết nói
Dù chịu nhiều sức ép, GDP Trung Quốc vẫn đạt mức tăng trưởng ấn tượng trong giai đoạn từ 2018-2023. Cụ thế:
• Năm 2018: Tăng trưởng GDP đạt 6,6%, thấp nhất trong gần 30 năm nhưng vần là mức cao trong bối cảnh thương mại căng thắng.
• Năm 2019: Tăng trưởng GDP đạt 6,1%, nhờ vào chính sách kích câu trong nước.
• Năm 2020: Dù ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, Trung Quốc vẫn là nền kinh tế lớn duy nhất tăng trưởng dương (2,3%)
• Năm 2021: GDP tăng trưởng vọt lên 8,1% nhờ xuất khẩu phục hồi mạnh và đầu tư hạ tầng.
• Năm 2022-2023: Trung Quốc tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khoảng 5-5,5%.
Ngoài ra, cán cân thương mại của Trung Quốc vẫn duy trì thặng dư. Trong khi xuất khẩu sang Mỹ bị ảnh hưởng, xuất khẩu sang ASEAN và EU tăng mạnh.
Năm 2023, ASEAN vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.
4. Tác động lâu dài và thách thức
Mặc dù giữ được đà tăng trưởng, nền kinh tế Trung Quốc cũng đối diện không ít thách thức trong dài hạn:
• Căng thẳng địa chính trị kéo dài:Quan hệ Trung - Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện hoàn toàn. Các rào cản công nghệ, thuế quan và đầu tư có thể tiếp tục ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp Trung Quốc.
• Dân số già hóa và lực lượng lao động thu hẹp: Đây là thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững có thể gây rủi ro cho hệ thống tài chính và ảnh hưởng đến khả năng kích cầu trong tương lai.
• Nợ công và nợ doanh nghiệp cao rủi ro cho hệ thống tài chính và ảnh hưởng đến khả năng kích cầu trong tương lai.
• Môi trường và phát triển xanh: Trung Quốc đang chịu áp lực cắt giảm phát thải khí nhà kính và chuyển đổi năng lượng, đòi hỏi đầu tư lớn.
5. Triển vọng tương lai
Trung Quốc đã, đang và sẽ tiếp tục tái định hình mô hình tăng trưởng của mình theo hướng chất lượng cao thay vì chỉ tập trung vào số lượng. Các ưu tiên gồm:
• Phát triển khoa học công nghệ nội địa.
• Tăng cường hợp tác khu vực, đa dạng hóa thị trường.
• Thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư nội địa.
• Đổi mới mô hình quản trị và nâng cao năng suất lao động. Cuộc chiến thương mại với Mỹ là phép thử lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhờ vào chiến lược linh hoạt, chủ động ứng phó và thúc đẩy đổi mới sáng tạo,Trung Quốc không chỉ vượt qua được thách thức mà còn củng cố vị thế kinh tế toàn cầu của mình. Trong bối cảnh bất định, sự kiên cường của nền kinh tế Trung Quốc có thể là bài học kinh nghiệm quan trọng cho các quốc gia đang phát triển khác trong việc xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ và bền vững.
Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Thắng Cảnh
bình luận (0)