Lo ngại chất lượng đào tạo và cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp tại trường Đại học Y dược Hải Phòng

13/06/2024 02:15 vietmy.net.vn

Theo quy định của Bộ Y tế, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp viên chức ngành y tế là điều kiện bắt buộc để các ứng viên giữ hạng, thăng hạng, tăng lương, xếp lương…theo quy định của Bộ.

Nắm bắt được nhu cầu lớn của một bộ phận viên chức ngành y tế, kể từ cuối năm 2022 đến nay, trường Đại học Y dược Hải phòng phối hợp cùng với Trung tâm đào tạo nghiệp vụ của Đại học Y dược Hải Phòng thường xuyên tổ chức chiêu sinh, đào tạo và cấp các loại chứng chỉ chức danh nghề nghiệp bác sĩ.

Tuy nhiên chất lượng đào tạo loại chứng chỉ này đang bị một số học viên phản ánh tồn tại nhiều bất cập.

Dựa theo các tài liệu do các khoá học viên cung cấp, để đăng ký học các lớp chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức ngành y tế, học viên chỉ cần cung cấp chứng minh nhân dân, bằng cấp và đóng lệ phí sẽ được xét duyệt hồ sơ qua zalo.

Các khoá học được tổ chức trong vòng hơn 1 tháng, khoảng 5 buổi tương đương 200 tiết.

Người học có thể đăng ký học bất cứ lúc nào sẽ được bổ sung vào các lớp đang đào tạo.

Bên cạnh đó, trung tâm cũng tổ chức các lớp học này bằng hình thức online.

Điều này được một số học viên phản ánh là sai quy định và không đảm bảo chất lượng.

 

“Tôi quan sát có nhiều học viên chỉ vào điểm danh rồi thoát ra khỏi phần mềm zoom như vậy cũng tính là một buổi học. 

Trong khi đó lớp học quá đông, thầy cô lại không thể kiểm soát hết được học viên nên không biết bạn nào học, bạn nào không. Với hình thức đào tạo này, khó đảm bảo chất lượng chuyên môn. 

Bên cạnh đó, các khoá học còn có tình trạng cắt bớt thời gian thực hành, đối phó. Vẫn biết đây là cách nhà trường hỗ trợ những người đi làm không có thời gian. Nhưng điều này cũng sẽ phần nào ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo các học viên”, chị Mai, một học viên chia sẻ.

 

Bên cạnh hình thức học, một số học viên cũng phản ánh tình trạng đối phó với các điều kiện như thực hành, thực tế và tiểu luận cuối môn.

Hết môn, học viên sẽ phải đi thực tế và thực hành tại các cơ sở họ công tác hoặc tại cơ quan do trường chỉ định. Tuy nhiên học viên chỉ cần copy nội dung thực tế sau đó sửa đơn vị công tác và gửi qua zalo.

Như vậy đã xong phần thực tế. Phần thực hành cũng được tạo điều kiện cho học viên khi không yêu cầu phải có bài tập thực hành. Ngoài ra, trường cũng gửi mẫu tiểu luận cho học viên để hoàn thiện.

Tôi không chắc có bao nhiêu học viên thực sự nghiêm túc trong quá trình này. Về phía nhà trường họ cũng bộc lộ nhiều sai sót trong việc tổ chức đào tạo như học online và không có phần thực tế, thực hành cho học viên. Cách làm này có phần qua loa, hời hợt.

Thiết nghĩ, một đơn vị đào tạo có danh tiếng và lâu năm như trường Đại học Y dược Hải phòng cần phải đảm bảo chất lượng và khắt khe trong quá trình đào tạo. Nếu đào tạo theo kiểu này sẽ tạo tiền lệ xấu và khiến nhiều người trong ngành bức xúc”, anh Hùng, một học viên khác chia sẻ.

 

 

 
 

Hiện nay, theo Thông tư số 1743/QĐ-BYT của Bộ Y tế, chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ gồm có các chuyên đề, thực tế và viết tiểu luận cuối khoá. Trong đó tổng số tiết học là 200 tiết gồm phần lý thuyết 80 tiết; thực hành, thực tế và viết tiểu luận cuối khoá là 116 tiết.

Bộ Y tế cũng hướng dẫn các hoạt động của chương trình bồi dưỡng (học lý thuyết- thực hành, thực tế, kiểm tra, ..) có thể triển khai trực tiếp, trực tuyến hoặc kết hợp trực tiếp - trực tuyến và ưu tiên phương án dạy - học trực tiếp.

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ban hành Thông tư 28/2023/TT – BGDĐT quy định không thực hiện đào tạo từ xa đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khoẻ có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm đào tạo giáo viên.

Trên cơ sở này, việc đào tạo và cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp bác sĩ tại Đại học Y dược Hải phòng đang tồn tại một số bất cập. Ở đây, chúng tôi không đánh giá việc này vì không có đủ thẩm quyền và chuyên môn mà sẽ chuyển những thông tin bạn đọc phản ánh đến Thanh tra Bộ Y tế để làm r

Minh Trí

Link gốc