Hai thách thức lớn với nền kinh tế Trung Quốc năm 2022

03/01/2022 08:15 congluan.vn

Cùng với thị trường bất động sản, tiêu dùng là hai trong số những thách thức mà các giới chuyên gia lo ngại nhất đối với viễn cảnh tương trưởng của Trung Quốc.

Chi tiêu tiêu dùng chậm lại đã kéo nền kinh tế Trung Quốc kể từ khi đại dịch, khiến cho viễn cảnh thị trường năm 2022 trở nên u ám. Đây cũng là lĩnh vực được các doanh nghiệp và nhà đầu tư trông đợi nhiều nhất với hy vọng chi tiêu của tầng lớp trung lưu Trung Quốc sẽ tăng mạnh trong những năm tới.

Nhu cầu sụt giảm

Các quan chức cấp cao Bắc Kinh cảnh báo tại cuộc họp hồi đầu tháng này rằng tăng trưởng sẽ đối mặt với “áp lực gấp ba” do nhu cầu sụt giảm, cơn sốc nguồn cung và triển vọng yếu đi.

“Nếu nhu cầu được cải thiện, triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế cũng tăng lên”, ông Wang Jun – nhà kinh tế trưởng tại Zhongyuan Bank – nhận định.

Theo ông, nguyên nhân chính khiến Trung Quốc không thể duy trì tăng trưởng kinh tế là do nhu cầu suy yếu. Ông Wang nhấn mạnh tác động tiêu cực của đại dịch đối với thu nhập của người lao động.

Ông cũng chỉ ra rằng nhu cầu cũng sụt giảm do chính quyền địa phương giảm chi tiêu cho những dự án cơ sở hạ tầng. Cuộc trấn áp đối với linh vực giáo dục tư nhân cũng ảnh hưởng đến việc làm.

Nhìn chung, tình trạng không chắc chắn về việc làm và thu nhập đã khiến nhiều người tiêu dùng không sẵn sàng chi tiêu. Cuộc trấn áp của Bắc Kinh đối với lĩnh vực bất động sản cũng khiến nhiều người hoang mang. Bởi tại Trung Quốc, bất động sản chiếm phần lớn tài sản của các hộ gia đình.

“Việc tiêu dùng phục hồi như thế nào trong năm tới sẽ có tác động rất lốn đối với nền kinh tế”, nhà kinh tế trưởng Jianguang Shen của công ty thương mại điện tử Trung Quốc JD.com cho biết.

Doanh thu bán lẻ tại Trung Quốc lục địa trong năm ngoái vẫn sụt giảm mạnh dù nước này là nền kinh tế lớn duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng dương.

Năm 2021, doanh số bán lẻ tại Trung Quốc tăng vọt trong quý I, một phần do mức giảm mạnh cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại, nhất là kể từ mùa hè. Doanh thu bán lẻ trong 11 tháng đầu năm tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo ước tính của các nhà phân tích Goldman Sachs, người tiêu dùng đã tăng chi tiêu cho thực phẩm và quần áo hơn các dịch vụ như giáo dục, giải trí. Giới quan sát cho rằng sự phân hóa giữa hàng hóa và dịch vụ sẽ giảm nhẹ trong năm tới.

Tuy nhiên, ngay cả khi dự đoán tăng 7% trong năm tới, tiêu dùng thực tế của các hộ gia đình Trung Quốc vẫn ở dưới mức trước đại dịch. Nguyên nhân là do chính sách “Zero-Covid” của Trung Quốc và sự suy thoái trong lĩnh vực bất động sản.

Ngân hàng đầu tư phố Wall dự báo GDP sẽ tăng chậm lại xuống 4,8% trong năm tới và con số năm nay dự kiến là 7,8%.

Bất động sản suy yếu

Bất động sản và các lĩnh vực liên quan như xây dựng chiếm tối thiểu 25% GDP của Trung Quốc. Các tập đoàn bất động sản nước này ngày càng gặp khó khăn trong việc xoay xở các khoản nợ bằng đồng USD.

Những rắc rối trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc cũng thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư hồi mùa hè vừa qua khi các nhà phát triển bất động sản “nợ nần” như Evergrande đứng bên bờ vực phá sản. Giới chức Bắc Kinh đã phải đưa ra những biện pháp mạnh tay nhằm hạ nhiệt và hạ đòn bẩy trong thị trường bất động sản.

Bất động sản đặt ra “cơn gió ngược tăng trưởng lớn nhất vào năm 2022”, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc của Macquarie Larry Hu cho biết trong báo cáo triển vọng của mình.

Ông dự đoán tốc độ mua bất động sản tại Trung quốc được bán sẽ giảm với tốc độ thậm chí còn nhanh hơn vào năm tới và đầu tư bất động sản sẽ giảm 2%, sau khi tăng dự kiến 4,8% trong năm nay.

“Tâm lý thị trường suy yếu cũng đang ảnh hưởng đến hoạt động mua bán nhà do người mua trì hoãn việc mua nhà vì cho rằng giá có thể giảm mạnh hơn nữa”, Fitch nhận định trong một báo cáo công bố hồi tuần trước và dự đoán doanh số bán nhà (tính theo giá trị) sẽ giảm 15% trong năm tới.

“Sự trì hoãn đối với hoạt động xây dựng sẽ ảnh hưởng đến các lĩnh vực liên quan, chẳng hạn như thép, quặng sắt và than cốc, làm giảm tốc độ đầu tư tài sản cố định và thậm chí đè nặng lên các tổ chức tài chính”, Fitch cho biết.

Trong chính sách kinh tế năm mới, Bắc Kinh đã nhấn mạnh rằng ổn định là ưu tiên hàng đầu của quốc gia 1,4 tỷ dân. Chính quyền Bắc Kinh cũng nói rõ ràng tăng trưởng năm nay quan trọng về chất hơn là về lượng.