Giải mã HD Saison: “Con gà đẻ trứng vàng” của HDBank làm cách nào để chiếm 10% thị phần cho vay tiêu dùng?

04/05/2022 08:55 toquoc.vn

Vay tiêu dùng là một hình thức cho vay rất phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, dù chỉ mới phát triển mạnh mẽ trong một vài năm gần đây, nhưng vẫn cho thấy tiềm năng của nó trong tương lai là rất lớn.

Đối tượng khách hàng của các khoản vay tiêu dùng là cá nhân. Quy mô vay tiêu dùng thường nhỏ (phù hợp với giá cả của hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng), kỳ hạn khoản vay thường là ngắn hạn và trung hạn. Phần lớn các khoản vay tiêu dùng được cung cấp dưới hình thức cho vay trả góp và không có tài sản đảm bảo. Thêm vào đó, các công ty tài chính không có chức năng huy động vốn từ dân cư như ngân hàng.

Trên thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam, năm 2021 với mức lợi nhuận chỉ hơn 600 tỷ đồng trong năm 2021, FE Credit đã mất ngôi vị công ty tài chính tiêu dùng có lợi nhuận lớn nhất nhiều năm qua vào tay HD Saison – công ty cho vay tiêu dùng của HDBank.

Một công ty cho vay tiêu dùng khác thuộc ngân hàng là MCredit của MBank cũng ghi nhận kết quả kinh doanh sát nút FE Credit trong năm 2021. MCredit ghi nhận doanh thu đạt 4.595 tỷ đồng trong năm 2021, tăng 21% so với năm 2020. Lợi nhuận trước thuế của công ty tài chính tiêu dùng này đạt 601 tỷ đồng, tăng tới 87%.

Chiến lược kinh doanh nào giúp HD Saison giữa vị thế vững chắc trên thị trường?

Điểm lại lịch sử của công tài chính này thì năm 2013, HDBank đã mua lại 100% vốn cổ phần của Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Tài chính Việt Societe Generale (SGVF) thuộc Tập đoàn Société Générale (Cộng Pháp). Đây một trong ba công ty tài chính tiêu dùng lớn nhất Việt Nam tại thời điểm này. Năm 2015, HDFinance đổi tên thành HD Saison sau khi bán 49% cổ phần cho Credit Saison (Nhật Bản) và 1% cho Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

Vào cuối năm 2021, HD Saison chiếm khoảng 4% tổng tài sản và 6% tổng dư nợ cho vay của HDB. Số liệu của công ty chứng khoán VnDirect cho biết hiện HD Saison thuộc top 3 công ty tài chính tiêu dùng lớn nhất với 10% thị phần cho vay. Danh mục cho vay của công ty có sự đa dạng hóa các sản phẩm như xe máy (25%), đồ gia dụng (24%) và cho vay tiền mặt (51%).

Mục tiêu khách hàng của HD Saison là khách hàng có thu nhập thấp (phân khúc đại chúng). Đây là phân khúc có nhu cầu vay vốn cao nhưng rủi ro cho vay của những khách hàng này cao hơn so với khách hàng thông thường.
Với lĩnh vực tài chính tiêu dùng, chiến lược của HD Saison là phân phối rủi ro giữa các khách hàng, tập trung vào tăng trưởng khoản vay bằng cách tiếp nhận nhiều khách hàng mới hơn là mở rộng quy mô cho vay cho các khách hàng hiện tại. HD Saison giảm thiểu rủi ro bằng cách duy trì số lượng lớn khách hàng và điều chỉnh quy mô cho vay trung bình cho từng nhóm khách hàng, tức là các khoản vay có giá trị dưới 30 triệu đồng, giúp công ty kiểm soát rủi ro tín dụng cho từng khách hàng và giảm thiểu rủi ro tập trung của danh mục cho vay.

Về cho vay tiền mặt (39% tổng dư nợ), HD Saison chỉ cho khách hàng hiện hữu vay tiền mặt với lịch sử thanh toán tốt nhằm đa dạng hóa danh mục cho vay và giảm thiểu rủi ro. Điều này phù hợp với định hướng của Ngân Hàng Nhà Nước đối với thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam. Năm 2019, Ngân Hàng Nhà Nước đã ban hành Thông tư 18: Nghiêm ngặt hơn đối với các khoản vay tiền mặt. Việc giải ngân các khoản vay tiền mặt mới chỉ dành cho những khách hàng có lịch sử tín dụng tốt. Nếu khách hàng chưa có bất kỳ khoản vay nào trước đó như vay trả góp, họ sẽ không nhận được khoản vay tiền mặt.

Nhờ tuân thủ nghiêm ngặt việc quản lý rủi ro trong tài chính tiêu dùng, chất lượng tài sản của HD Saison thường tốt hơn các công ty cùng ngành như FE Credit, M Credit.