Chính phủ yêu cầu thúc đẩy gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội.

10/06/2024 03:49 vietmy.net.vn

Cùng tham dự có các Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà, Lê Thành Long; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty và ngân hàng thương mại Nhà nước.

Tại cuộc họp, các đại biểu nhận định rằng, trong 5 tháng đầu năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường. Kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế lớn có quan hệ với Việt Nam, đang phục hồi chậm chạp và gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam. Trong nước, nền kinh tế vẫn tồn tại nhiều vấn đề nội tại.

 

Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã bám sát tình hình, chỉ đạo và điều hành quyết liệt, kịp thời và hiệu quả. Do đó, kinh tế vĩ mô Việt Nam tiếp tục ổn định, lạm phát cơ bản được kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo; nợ công, nợ chính phủ và nợ nước ngoài trong ngưỡng cho phép. Nhiều tổ chức quốc tế lạc quan dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 đạt trên 6%.

Các đại biểu cho rằng, kinh tế vĩ mô và lạm phát sẽ tiếp tục chịu áp lực từ những diễn biến phức tạp trên thế giới, sự điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn và biến động trên thị trường tiền tệ, ngoại hối, giá vàng và các mặt hàng trong nước. Do đó, cần có giải pháp và nỗ lực lớn từ tất cả các cấp, các ngành để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, các bộ, ngành và cơ quan địa phương đã được giao các nhiệm vụ cụ thể trong các nghị quyết của Chính phủ. Cuộc họp này nhằm đánh giá và nhấn mạnh thêm hai nội dung quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô: thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát.

Thủ tướng đánh giá cao các ý kiến phát biểu và đề nghị Văn phòng Chính phủ cùng các cơ quan liên quan tiếp thu các báo cáo, ý kiến để xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thủ tướng nêu rõ mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt cận trên và kiểm soát lạm phát ở cận dưới so với mục tiêu đã đề ra (tăng trưởng GDP từ 6-6,5% và lạm phát từ 4-4,5%). Chính sách tài khóa phải phối hợp chặt chẽ, hiệu quả để kiểm soát bội chi ngân sách, nợ công, nợ chính phủ và nợ nước ngoài theo các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội.

Thủ tướng quán triệt phương châm chủ động từ sớm, từ xa, linh hoạt và hiệu quả trong điều hành. Ông yêu cầu không cầu toàn, không nóng vội và phải giữ vững bản lĩnh, bình tĩnh, không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Chính sách phải phản ứng kịp thời và linh hoạt, phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, phối hợp đồng bộ để tháo gỡ mọi khó khăn.

Thủ tướng yêu cầu thành lập Ban Chỉ đạo rà soát các vướng mắc về pháp lý do Thủ tướng đứng đầu, các bộ trưởng phải tiếp tục rà soát và hoàn thiện thể chế. Để đẩy mạnh tăng trưởng, cần điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; giảm lãi suất cho vay và sử dụng các công cụ tiền tệ hiệu quả.

Các chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm; tiếp tục giảm phí, lệ phí và hỗ trợ doanh nghiệp. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng giao thông quan trọng.

Để đẩy mạnh tăng trưởng, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, sát tình hình, kịp thời, hiệu quả, sử dụng các công cụ hợp lý, hiệu quả; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng tốt hơn, giảm lãi suất cho vay 1-2%, trong đó phát huy vai trò của 5 ngân hàng thương mại nhà nước; tín dụng phải tập trung cho các động lực tăng trưởng; NHNN và Bộ Xây dựng rà soát, đánh giá kỹ nguyên nhân chậm giải ngân để có giải pháp phù hợp thúc đẩy gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội.

Cùng với đó, thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm; tiếp tục thực hiện giảm phí, lệ phí, giảm phí đầu vào, giảm chi phí tuân thủ để hỗ trợ doanh nghiệp (năm 2023 đã giảm thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí… khoảng 200.000 tỷ đồng); đẩy mạnh tăng thu, nhất là bằng thu thuế điện tử, triệt để tiết kiệm chi. Giải quyết hiệu quả các vấn đề liên quan việc phát hành trái phiếu riêng lẻ. Tiếp tục nỗ lực nâng hạng thị trường chứng khoán.

 

Tập trung phát triển các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức và đổi mới sáng tạo. Thúc đẩy xuất khẩu nông sản, sớm gỡ "thẻ vàng IUU" và đẩy mạnh thu hút khách du lịch.

Thủ tướng yêu cầu triển khai các giải pháp ổn định giá cả thị trường, cung ứng dồi dào hàng hóa, không để thiếu hàng. Tăng cường công khai, minh bạch và giám sát kê khai giá, niêm yết giá theo quy định. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp tục chỉ đạo công tác điều hành giá.

Thủ tướng cũng yêu cầu bảo đảm cung ứng đủ điện, hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối trước 30/6/2024. Khai thác và sản xuất đủ xăng dầu và khí đốt. Tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất tiêu thụ xi măng.

Việc điều chỉnh giá điện, giá xăng dầu phải nhịp nhàng, hài hòa, tránh tăng giá cùng lúc. Cân nhắc kỹ lưỡng về thời điểm và mức điều chỉnh học phí, giá dịch vụ khám chữa bệnh.

Thủ tướng yêu cầu chú trọng các lĩnh vực văn hóa, an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; tích cực chuẩn bị cải cách tiền lương; đảm bảo công tác khám chữa bệnh và tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và làm tốt công tác đối ngoại. Tăng cường thông tin truyền thông theo hướng "lấy cái đẹp dẹp cái xấu", lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực.

Hoàng Quỳnh

Link gốc