BRICS gia tăng ảnh hưởng trước những thay đổi địa chính trị trên toàn cầu

02/06/2022 09:30 toquoc.vn

Dự kiến Hội nghị thượng đỉnh BRICS năm nay diễn ra từ ngày 23-24/6, trước khi diễn ra Hội nghị Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).

 

Đây có thể là lần đầu tiên Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo Brazil và Nam Phi gặp nhau kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine bắt đầu.

Sắp tới, hội nghị thượng đỉnh BRICS đang tạo ra một số chú ý. Đầu tiên, nhiều ý kiến cho rằng Ấn Độ có khả năng sẽ không tham dự vì các đồn đoán căng thẳng gần đây trong tam giác quan hệ với Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, sau chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tới New Delhi, Ấn Độ đồng ý tham dự Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của nhóm BRICS vào cuối tháng 6/2022.

Thứ hai, thượng đỉnh BRICS sẽ quy tụ sự tham gia của 5 nước là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi nhằm thảo luận về an ninh, ứng phó khủng hoảng toàn cầu cũng như các vấn đề khác. Theo trang SCMP, hiện tại, ba nước bao gồm Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đang đối mặt với khủng hoảng trong nước. Nếu như New Delhi đang đối mặt với lạm phát tăng trưởng hai con số thì Trung Quốc đang trong cuộc chiến chống dịch bệnh bùng phát với chính sách kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt do biến thể Omicron và Nga đang tham gia hoạt động quân sự ở Ukraine.

Thứ ba, Trung Quốc vừa đề xuất mở rộng nhóm BRICS bao gồm sự tham gia của các nền kinh tế mới nổi khác. Bộ trưởng Ngoại giao các nước từ Argentina, Ai Cập, Indonesia, Kazakhstan, Nigeria, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Saudi Arabia, Senegal và Thái Lan dự kiến sẽ tham gia thượng đỉnh năm nay.

Theo trang SCMP, Ấn Độ đã nhấn mạnh sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh năm nay và chính sách đa liên kết của New Delhi sẽ không thay đổi. Các nhà quan sát cho rằng, thượng đỉnh BRICS diễn ra có thể là nền tảng thúc đẩy tham vọng mở rộng của nhóm và vươn tầm ảnh hưởng trong thời gian tới.

BRICS gia tăng ảnh hưởng

Trong thời gian qua, nhiều quốc gia trong BRICS đã tăng cường hỗ trợ những nước có nhu cầu sẵn sàng tham gia nhóm.

Tác động của việc tăng giá cả hàng hóa, bao gồm cả lúa mì và dầu thô đang ngày càng cảm nhận rõ ràng hơn ở các nền kinh tế đang phát triển thuộc khu vực phía nam bán cầu. Bên cạnh đó, rất nhiều ý kiến cho rằng quá trình tăng giá hàng hóa cũng do ảnh hưởng từ lệnh trừng phạt đơn phương của phương Tây đối với Nga.

Gần đây hơn, Ấn Độ đã cung cấp xăng và dầu diesel cho Sri Lanka, quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng bất ổn và vỡ nợ. Trong giai đoạn đỉnh dịch Covid-19, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga cũng tăng cường vaccine cho khu vực phía nam bán cầu.

Cách đây một thập kỷ, Ấn Độ từng cung cấp các loại thuốc để điều trị bệnh AIDS cho Brazil sau khi đàm phán đổ vỡ với hãng dược Merck &Co. của Mỹ. Cuộc khủng hoảng HIV/AIDS của Brazil đã trở nên tồi tệ hơn nếu không có sự giúp đỡ kịp thời của Ấn Độ.

Bên cạnh đó, trong hai thập kỷ qua, mặc dù phương Tây luôn tăng cường quan hệ thương mại với Ấn Độ thông qua Đối thoại An ninh tứ giác và các nhóm đa phương khác nhưng Ấn Độ vẫn giữ lập trường riêng trong quan hệ với các nước trong BRICS.

Tương tự, chính sách của Brazil cũng có chút thay đổi. Trước đây, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro có mối quan hệ thân thiết với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, Vì vậy, với Mỹ và phương Tây, mối quan hệ với Brazil từng lên nấc thang mới. Mặc dù vậy, Bộ trưởng Ngoại giao Brazil gần đây tuyên bố sẽ không chấp nhận việc gây sức ép với phương Tây vì căng thẳng leo thang ở Ukraine.

Về phía Trung Quốc, nước này cũng tăng cường thiết lập ngoại giao với một số quốc gia ở khu vực Nam bán cầu, gần đây có Afghanistan. Sáng kiến Vành đai và con đường trị giá hàng nghìn tỷ đô la của Trung Quốc đã tăng cường ở khắp các quốc gia trên thế giới, hỗ trợ cơ sở hạ tầng và đầu tư cần thiết.

Trong khi đó, Nam Phi cũng giữ im lặng trước các phản ứng gần đây của phương Tây về tình hình Ukraine.

Với Nga, BRICS sẽ mang đến nhiều lợi ích cho họ. Bởi sức ép áp đặt lên kinh tế và các thiệt hại quân sự, Moscow vẫn duy trì quan hệ với các quốc gia khu vực Nam bán cầu.

Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc có thể tác động tới BRICS. Tuy nhiên, đến hiện tại, các ngân hàng như Ngân hàng phát triển Mới và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á vẫn có thể tiếp tục công việc và không hề rơi vào các tranh chấp song phưowng.