25 năm tù cho 7 cựu cán bộ ngân hàng BIDV cho vay sai quy định

17/03/2023 08:49 giaoducthoidai.vn

Phiên tòa xét xử sơ thẩm 7 bị cáo nguyên là cán bộ ngân hàng BIDV về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” theo quy định tại Điều 179-Bộ luật Hình sự năm 1999 đã kết thúc vào chiều 16/3. Theo đó, TAND TP. Hà Nội đã tuyên phạt 7 bị cáo với tổng mức án là 25 năm tù.

Cụ thể, bị cáo Đỗ Quốc Hùng (cựu Giám đốc BIDV Thành Đô) bị phạt 7 năm tù; bị cáo Lưu Thị Bích Thủy (cựu Phó giám đốc lĩnh mức án 5 năm 6 tháng tù); bị cáo Nguyễn Văn Hà (cựu Phó trưởng phòng Tín dụng) bị tuyên 4 năm tù; bị cáo Phạm Anh Tài (cựu Trưởng phòng Tín dụng) và bị cáo Lại Minh Ngọc (Trưởng phòng Thẩm định) cùng bị mức án 3 năm tù.

Đối với 2 bị cáo Lê Vũ Thanh (cựu Giám đốc BIDV chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh) và Đỗ Xuân Khoan (nguyên Phó Trưởng phòng tín dụng BIDV chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh) cùng bị tuyên phạt 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

HĐXX cũng xác định, Tổ thẩm định Dự án Việt Hòa-Kenmark gồm: Đỗ Quốc Hùng, Lưu Thị Bích Thủy và nhiều người khác thực hiện thẩm định hồ sơ đề nghị vay vốn của Công ty Kenmark đã đánh giá không đúng mức về các yếu tố rủi ro, đề xuất cho công ty này vay vốn.

Tính đến thời điểm khởi tố vụ án (27/9/2020), dư nợ không có khả năng thu hồi của Công ty Kenmark tại các ngân hàng là hơn 15,5 triệu USD, tương đương hơn 360 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ không thu hồi được của ngân hàng BIDV là hơn 7,8 triệu USD, tương đương hơn 180 tỷ đồng.

 

Bản án sơ thẩm cũng nêu rõ, trong vụ án này, các bị cáo là những người có chức trách, nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm chính giải ngân vốn vay nhưng đã không thực hiện đúng quy định, đề xuất việc cho vay khi dự án không đảm bảo trả nợ, vi phạm giải ngân, thiếu kiểm tra giám sát vốn vay, gây thiệt hại cho ngân hàng với số tiền lớn.

Trong đó, bị cáo Đỗ Quốc Hùng giữ vai trò cao nhất, không thực hiện đúng chỉ đạo giải ngân hai bước của ngân hàng. Các bị cáo không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Tại phiên tòa, các bị cáo thành khẩn khai báo, nhận thức được sai phạm của bản thân, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra để nhanh chóng làm sáng tỏ vụ việc, không hưởng lợi cá nhân.

Nhiều bị cáo được tặng thưởng bằng khen, giấy khen của ngành, gia đình có công với cách mạng… nên được HĐXX có xem xét khi lượng hình.

 

Về khắc phục hậu quả vụ án, Tòa án đã tuyên buộc các bị cáo cùng Công ty Kenmark chịu trách nhiệm bồi thường tổng cộng hơn 180 tỷ đồng cho ngân hàng BIDV. Tòa án cũng đã ghi nhận các bị cáo đã nộp khắc phục hậu quả hơn 3,3 tỷ đồng.

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát, ngân hàng BIDV cùng ngân hàng SHB và HBB ký hợp đồng tín dụng với Kenmark, quá trình điều tra, SHB và HBB đã nộp đủ khắc phục hậu quả hơn 140 tỷ đồng. Do vậy, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát không xử lý trách nhiệm hình sự các cán bộ có liên quan ở hai ngân hàng này.

Tuy nhiên, trong bản án tuyên, HĐXX kiến nghị cơ quan tố tụng tiếp tục xem xét điều tra, xử lý theo quy định. Ý kiến của Kenmark cho rằng BIDV xử lý sai, dẫn đến thiệt hại vụ án là không có cơ sở.

Tranh luận tại phiên tòa, ngân hàng BIDV cho rằng, nên buộc một mình Kenmark phải bồi thường mà không yêu cầu các cựu cán bộ của họ liên đới trả. Còn Kenmark cho rằng, thiệt hại do chính BIDV gây ra do thực hiện sai quy trình xử lý tài sản thế chấp - quyền sử dụng 46 ha đất tại Hải Dương và tài sản trên đó.

Sau đấu giá, khu này được một doanh nghiệp mua 33 triệu USD, giá trị mà theo Kenmark chỉ bằng "một nửa đến 1/3" thực tế. Và đề nghị ngân hàng BIDV phải đền bù cho họ.

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát, ngân hàng BIDV cùng ngân hàng SHB và HBB ký hợp đồng tín dụng với Kenmark, quá trình điều tra, SHB và HBB đã nộp đủ khắc phục hậu quả hơn 140 tỷ đồng. Do vậy, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát không xử lý trách nhiệm hình sự các cán bộ có liên quan ở hai ngân hàng này.

Tuy nhiên, trong bản án tuyên hôm nay, HĐXX kiến nghị cơ quan tố tụng tiếp tục xem xét điều tra, xử lý theo quy định.

 

 

 

 

 

Link gốc