Thị trường tài chính tiêu dùng được kỳ vọng khởi sắc nửa cuối năm 2022

21/09/2022 05:55 toquoc.vn

Hai năm vừa qua, thị trường tài chính tiêu dùng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ đại dịch Covid-19 khi việc tiếp cận khách hàng mới cũng như thu hồi nợ khách hàng hiện hữu gặp khó khăn, dẫn đến tổng dư nợ của các công ty tài chính tăng trưởng thấp hơn kế hoạch và tỷ lệ nợ xấu tăng vọt lên mức 9%.

Tuy nhiên, nhờ công tác phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và nỗ lực kích cầu của các công ty tài chính, tín dụng tiêu dùng kỳ vọng dần lấy lại đà tăng trưởng.

Để kích cầu cho vay tiêu dùng cá nhân, các công ty tài chính rất tích cực triển khai nhiều chương trình ưu đãi. 

VietCredit bứt phá vượt kế hoạch lợi nhuận 6 tháng, đạt 62% kế hoạch năm 2022

Kết thúc Quý II/2022, Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt (VietCredit, UPCoM: TIN) ghi nhận mức lợi nhuận 49 tỷ đồng, vượt xa mục tiêu kế hoạch 6 tháng đầu năm và đạt hơn 62% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2022.

Lợi nhuận bứt phá, thị trường tài chính tiêu dùng được kỳ vọng khởi sắc nửa cuối năm 2022 - Ảnh 1.

Tại thời điểm 30/06/2022, Tổng tài sản của VietCredit đạt hơn 7.300 tỷ, tăng 18% so với cùng kỳ và đạt 120% kế hoạch.

Trong đó, cho vay khách hàng đạt 4.745 tỷ chiếm 65% tổng tài sản và tăng trưởng tín dụng 6 tháng đạt hơn 4%.

Tương ứng với quy mô tài sản, tổng doanh thu thuần của VietCredit đạt hơn 929 tỷ, tăng hơn 18% so với cùng kỳ.

Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 680 tỷ, đóng góp 73% trong tổng doanh thu. Cùng với xu hướng phát triển chung của ngành, tỷ trọng doanh thu phí khác cũng được mở rộng và chiếm 13% trong cấu phần doanh thu.

Tuy nhiên, mức ghi nhận lợi nhuận thực tế này giảm 15% so với cùng kỳ do việc trích lập dự phòng tăng cao hơn 40%.

Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid trong năm 2021, làm suy giảm đáng kể chất lượng tín dụng nội bộ; mặt khác việc ảnh hưởng kéo theo của nhóm khách hàng tại các tổ chức tài chính khác cũng tác động trọng yếu lên kết quả kinh doanh của VietCredit.

Song song đó Công ty cũng triển khai nhiều sản phẩm ưu đãi, chính sách hỗ trợ lãi suất, thực hiện tái cơ cấu cho khách hàng theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước từ giữa năm 2021 dẫn đến doanh thu hoạt động lõi cũng giảm chủ động theo định hướng.

Nhìn chung, kết thúc 6 tháng đầu năm, kết quả kinh doanh của VietCredit luôn bám sát mục tiêu và tăng trưởng ổn định theo định hướng kế hoạch.

Lợi nhuận bứt phá, thị trường tài chính tiêu dùng được kỳ vọng khởi sắc nửa cuối năm 2022 - Ảnh 2.

Tại VietCredit, nhiều chỉ tiêu vượt xa kế hoạch 6T2022

Nhìn ra bức tranh tổng quan, không chỉ tại VietCredit mà nhiều đơn vị khác trong cùng lĩnh vực cũng đang cho thấy những tín hiệu lạc quan.

Lãnh đạo nhiều công ty tài chính tiêu dùng cho biết, công ty đã sẵn sàng các giải pháp nhằm thích ứng với hoàn cảnh mới, duy trì ổn định và tạo đà tăng trưởng trở lại.

Hoạt động kinh doanh sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức, song cũng có thời cơ để tạo ra bước đột phá trong những tháng cuối năm.

Ngoài ra theo các chuyên gia, chi phí dự phòng rủi ro của các công ty tài chính có khả năng giảm trong nửa cuối năm nay nhờ kinh tế phục hồi, giúp thu nhập của người lao động (đối tượng khách hàng chính của các công ty tài chính) được cải thiện.

Ông Trịnh Bằng Vũ, Trưởng khối cho vay bán lẻ, Ngân hàng Shinhan chia sẻ, tăng trưởng tín dụng tiêu dùng từ đầu năm 2022 đến nay tại Ngân hàng ghi nhận khá tích cực, đạt mức 2 con số, dù gặp không ít khó khăn.

Triển vọng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng các tháng còn lại của năm 2022 là tích cực, song Ngân hàng vẫn phải bảo đảm việc tăng trưởng trong hạn mức và điều kiện cho phép của Ngân hàng Nhà nước.