Quy mô thị trường vốn tại Việt Nam tăng trưởng bình quân 28,5%/năm

06/06/2022 09:00 daidoanket.vn

Thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, quy mô của thị trường vốn tăng trưởng bình quân 28,5%/năm giai đoạn 2016 - 2021. Đến cuối quý 1 năm 2022, quy mô thị trường vốn đạt 134,570 GDP năm 2021, gấp 3,5 lần quy mô năm 2015.

Trong đó quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tương đương 93,8% GDP; quy mô thị trường trái phiếu đạt 40,7% GDP (trong đó trái phiếu Chính phủ là 22,7%GDP và TPDN là 16,4%GDP).

Thị trường vốn của Việt Nam được nhận định đạt tốc độ tăng trưởng cao.
Thị trường vốn của Việt Nam được nhận định đạt tốc độ tăng trưởng cao.

Từ đâu tháng 4/2022, thị trường có nhiều đợt điều chỉnh, trong đó nhóm cổ phiếu của doanh nghiệp bất động sản có sự điều chỉnh nhiều nhất.

Về thị trường bất động sản, thị trường bất động sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là tại các thành phố lớn, đồng thời thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài. Đóng góp của ngành xây dựng và bất động sản trong GDP các năm gần đây ngày càng tăng và chiếm khoảng 11%. Riêng đóng góp của ngành bất động sản trực tiếp và gián tiếp thông qua các lĩnh vực khác khoảng 4,5%.

Theo Thứ tưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, các cấu phần thị trường bao gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán phái sinh đều đạt tốc độ tăng trưởng cao là cơ sở để thị trường tiếp tục phát triển trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.

Mặc dù có sự tăng trưởng nhanh, đóng góp chung vào sự phát triển của đất nước, thị trường vốn, thị trường bất động sản vẫn còn tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới. Đối với thị trường vốn, có thể thấy thị trường phát triển chưa sâu, dễ bị tác động bởi yếu tố.

Đơn cử, thị trường bất động sản thời gian qua và gần đây nhất là các vấn đề về giải phóng mặt và trường hợp đấu giá đất ở Khu đô thị Thủ Thiêm (TP HCM) cho thấy những hạn chế nhất định về quy hoạch sử dụng đất, định giá đất, thuế, tín dụng thu tiền sử dụng đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, các thủ tục hàn chính về đất đai cũng như các quy định pháp lý về kinh doanh bất động sản.

Đấu giá đất tại Thủ Thiêm (TP HCM) bộc lộ những hạn chế của thị trường bất động sản.
Đấu giá đất tại Thủ Thiêm (TP HCM) bộc lộ những hạn chế của thị trường bất động sản.

Thời gian qua, thông qua tín dụng ngân hàng và thị trường vốn, các doanh nghiệp BĐS đã huy động được một lượng vốn lớn, hỗ trợ đắc lực và hiệu quả cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển các dự án. Việc huy động vốn của doanh nghiệp bất động sản thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng tiềm ẩn rủi ro cho thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn, thị trường BĐS nói riêng.

Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên được đại diện Bộ Tài chính lý giải, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp lãi suất cao, thiếu thông tin, kém minh bạch, có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp bất động sản, hậu quả sử dụng vốn thấp. Hơn nữa, thị trường bất động sản không thuận lợi cũng khiến dòng tiền trả nợ trái phiếu doanh nghiệp đến hạn của doanh nghiệp khó khăn.

Ông Nguyễn Đức Chi cho rằng, cần thiết phải có các giải pháp nhằm phát triển thị trường vốn, thị trường BĐS lành mạnh, từ hoàn thiện khung khổ pháp lý (Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS và các văn bản hướng dẫn...) đến triển khai các giải pháp điều hành và quản lý, giám sát thị trường.