Nhóm dầu khí tăng kịch trần, Vn-Index vẫn giảm hơn 6 điểm

08/03/2022 07:01 congluan.vn

Theo đó, chốt phiên làm việc hôm nay (7/3) trên sàn HOSE, chỉ số Vn-Index đã rơi xuống mức 1.499,05 điểm, giảm 6,28 điểm, tương đương 0,42%. Khối lượng giao dịch đạt 981,72 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 31.437,171 tỷ đồng.

Toàn thị trường có 207 mã tăng giá (31 mã tăng trần); 39 mã đứng giá và 256 mã giảm giá (4 mã giảm sàn).

VN30 giữ ở mức 1.509,12 điểm, giảm mạnh tới 16,22 điểm, tương đương 1,06%. Khối lượng khớp lệnh đạt 243 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 11.336,921 tỷ đồng.

Toàn thị trường có 7 mã tăng giá; 1 mã đứng giá và 22 mã giảm giá.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, chốt phiên làm việc trên sàn HNX, chỉ số HNX-INDEX giữ ở mức 452,86 điểm, tăng 2,27 điểm, tương đương 0,5%. Khối lượng giao dịch đạt 141,2 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 3.776,25 tỷ đồng.

Toàn thị trường có 160 (37 mã tăng trần); 44 mã đứng giá và 91 mã giảm giá (1 mã giảm sàn).

Chỉ số HNX30 giữ ở mức 829,02 điểm, tăng 7,45 điểm, tương đương 0,91%. Khối lượng giao dịch đạt 55,1 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 2.346,545 tỷ đồng.

Toàn thị trường có 15 mã tăng giá (4 mã tăng trần); 4 mã đứn giá và 11 mã giảm giá.

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên giao dịch hôm nay diễn ra không mấy tích cực với sắc đỏ chiếm ưu thế trên toàn thị trường, chủ yếu do lực đè của nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn trên thị trường. Diễn biến trái chiều trên hai sàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt quá trình giao dịch.

Trong phiên làm việc hôm nay, dù nhóm dầu khí, thép khởi sắc theo giá nguyên vật liệu vì ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga – Ukraine, nhưng chưa đủ sức dẫn dắt thị trường khi nhóm ngân hàng, chứng khoán, bất động sản… liên tục chìm trong sắc đỏ khiến chỉ số Vn-Index trên sàn HOSE đã lao dốc lúc chốt phiên.

Thông tin giá dầu tăng dựng đứng gần 10% đã giúp nhóm cổ phiếu dầu khí vọt cao trong phiên làm việc hôm nay. Điển hình, PLX tăng 3,6%; PVB tăng trần 9,9%; PVC tăng trần 9,7%; PVD tăng trần 7%; PVS tăng 6,9%; GAS tăng 5,6%...

Cùng với đó, nhóm cổ phiếu phân bón cũng có một phiên đi lên tốt trước thông tin Nga dự định ngừng xuất khẩu phân bón giữa lúc giá lương thực thế giới tăng vọt.

Theo đó, DCM tăng trần 6,9%; DPM tăng trần 7%; LAS tăng trần 9,7%; VAF tăng 6,8%; BFC tăng trần 7%; DGC tăng 6,9%...

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu ngân hàng lại chìm trong sắc đỏ gây ảnh hưởng tiêu cực lên các chỉ số trên sàn HOSE. Trong đó, ACB giảm mạnh 3,1%; BID giảm 2,4%; CTG giảm 1,8%; HDB giảm 2,1%; LPB giảm 1,6%; MBB giảm 2,1%; MSB giảm 1,5%; OCB giảm 1,5%; TPB giảm 4,3%; VIB giảm 2%; VPB giảm 1%...

Nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng ghi nhận khá nhiều mã đi xuống như AGR giảm 1,6%; BSI giảm 3%; BVS giảm 4,3%; CTS giảm 1,8%; EVS giảm 1,8%; FTS giảm 0,9%; HCM giảm 0,4%; IVS giảm 2%; MBS giảm 1,6%; VCI giảm 1,4%; VDS giảm 3,9%; VIG giảm 1,4%...

Trong phiên làm việc hôm nay, ACB là cổ phiếu gây ảnh hưởng tiêu cực nhất trên sàn HOSE khi lấy đi 1,48%, khối lượng khớp lệnh đạt gần 4,7 triệu đơn vị; tiếp sau là VHM lấy đi 1,37%, khối lượng khớp lệnh đạt hơn 7,6 triệu đơn vị; TPB lấy đi 1,02%, khối lượng khớp lệnh đạt hơn 10 triệu đơn vị; TCB lấy đi 0,98%, khối lượng khớp lệnh đạt hơn 8,1 triệu đơn vị; MSN lấy đi 0,9%...

Trên sàn HNX, HUT là cổ phiếu tác động tích cực nhất đến thị trường khi đóng góp 1,29%, khối lượng khớp lệnh đạt trên 3 triệu đơn vị; tiếp sau là PVS đóng góp 1,01%, khối lượng khớp lệnh đạt gần 14 triệu đơn vị; IDC đóng góp 0,23%, khối lượng khớp lệnh đạt hơn 4,3 triệu đơn vị; TAR đóng góp 0,21%, khối lượng khớp lệnh đạt hơn 3,3 triệu đơn vị… Ở chiều ngược lại, THD lấy đi từ chỉ số 0,54%; SHS lấy đi 0,3%; BAB lấy đi 0,24%...