Nhóm big4 ngân hàng kinh doanh ra sao?

14/01/2021 09:57 vtcnew.vn

Tính đến tháng 12/2020, tổng tài sản của nhà băng này đạt trên 1,57 triệu tỷ đồng, nguồn vốn đạt trên 1,45 triệu tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,21 triệu tỷ đồng. Trong đó tỷ trọng dư nợ nông nghiệp, nông thôn chiếm xấp xỉ 70% dư nợ cho vay của Agribank và chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ tín dụng nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam.

Trong nhóm big4, Vietcombank vẫn là nhà băng đạt lợi nhuận cao nhất mặc dù 2020 là năm đầu tiên ngân hàng này không có sự tăng trưởng về lợi nhuận. Trong năm 2020, lợi nhuận của ngân hàng đạt hơn 23.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 1 tỷ USD.

Tại hội nghị tổng kết hoạt động năm 2020 và triển khai nhiệm vụ 2021 của Vietcombank, Tổng giám đốc Vietcombank Phạm Quang Dũng cho biết, trong năm 2020: Tổng dư nợ được hỗ trợ giảm lãi suất cho vay khoảng 441.768 tỷ đồng; Tổng số tiền lãi hỗ trợ khách hàng do giảm lãi suất gần 4.000 tỷ đồng; Dư nợ được cơ cấu lại theo Thông tư 01/2020 của Ngân hàng Nhà nước là 5.156 tỷ đồng.

Dư nợ tín dụng của Vietcombank đạt 838.220 tỷ đồng, tăng 13,95% so với 2019, hoàn thành 103,6% kế hoạch năm 2020. Trong đó tín dụng bán lẻ tăng trưởng 20,4%, tỷ trọng tín dụng bán lẻ chiếm 53,5% tổng dư nợ tín dụng (tăng 2,9 điểm % so với 2019). Tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,61%.

Trước đó, ông Nghiêm Xuân Thành, chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Vietcombank cho biết, năm vừa qua ngân hàng đã triển khai 5 đợt giảm lãi suất - nhiều nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng.

Trái ngược với hai “ông lớn” kể trên, VietinBank báo lãi trước thuế cao nhất từ trước đến nay của ngân hàng, đạt 16.450 tỷ đồng trong năm 2020.

Chủ tịch hội đồng quản trị VietinBank – ông Lê Đức Thọ cho biết, trong năm vừa qua, ngân hàng đã thực hiện thành công mục tiêu kép khi vừa hỗ trợ khách hàng vượt khó khăn do tác động dịch bệnh, vừa khôi phục kinh doanh và vừa thực hiện đổi mới, tái cấu trúc hoạt động, thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn 2016-2020.

Lãnh đạo VietinBank cho biết, cuối năm 2020, ngân hàng đã vượt các chỉ tiêu kế hoạch năm đặt ra.

Cụ thể, lợi nhuận trước thuế ngân hàng riêng lẻ 16.450 tỷ đồng, vượt xa kế hoạch đặt ra. Chỉ số sinh lời ROE và ROA đạt 16,8% và 1,3%.

Tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh, xuống dưới 1% vào thời điểm cuối năm 2020, tỷ lệ bao phủ nợ xấu cho vay và trái phiếu nội bảng tăng lên 130%; tất toán toàn bộ trái phiếu VAMC.

Năm 2021, ngân hàng dự kiến tổng tài sản tăng 3-6%, tín dụng tăng trưởng 8-11%, nguồn vốn huy động tăng 10-12%. Lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng 10-20% trong năm 2021. Ngân hàng cũng đặt mục tiêu kiểm soát nợ xấu dưới 2%.

Trong khi đó, BIDV là nhà băng có mức lợi nhuận khiêm tốn nhất trong nhóm này, dù vượt kế hoạch tài chính Ngân hàng Nhà nước giao.

Cụ thể, lợi nhuận trước thuế riêng ngân hàng đạt 8.515 tỷ đồng và hợp nhất đạt 9.017 tỷ đồng. Tổng tài sản ngân hàng đến 31/12/2020 đạt 1,49 triệu tỷ đồng, gấp 1,5 lần năm 2016, tăng trưởng bình quân 10,4%/năm giai đoạn 2016-2020.

Số lượng khách hàng cá nhân năm 2020 đạt 11,6 triệu khách hàng, tăng trưởng 14%; trong đó số lượng khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ ngân hàng số năm 2020 đạt gần 4,4 triệu khách hàng, gấp 12,6 lần năm 2016. Khách hàng SME đạt gần 309.000 khách hàng, tăng trưởng 8% so với năm 2019.

Năm 2020, nhà băng này đã nộp ngân sách nhà nước gần 6.200 tỷ đồng, lũy kế 5 năm 2016-2020 nộp ngân sách nhà nước 27.900 tỷ đồng.

Như vậy, thứ hạng xếp loại của nhóm big4 nếu xét theo tiêu chí lợi nhuận gồm: Vietcombank (khoảng 23.000 tỷ đồng), VietinBank (hơn 16.400 tỷ đồng), Agribank (gần 13.000 tỷ đồng), và BIDV (hơn 9.000 tỷ đồng).