Nhiều chính sách về lương có hiệu lực trong tháng 2

30/01/2021 10:31 daidoanket.vn

Theo đó có nhiều quy định liên quan đến quyền lợi của người lao động. Cụ thể, theo điểm a, khoản 1, Điều 96 Nghị định này, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định 90/2019 của Chính phủ. Như vậy, năm 2021 giữ nguyên mức lương tối thiểu vùng như năm 2020.

Cũng theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP, lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào giờ làm việc hưởng đủ lương. Số ngày có thời gian nghỉ này do các bên thỏa thuận nhưng tối thiểu là 3 ngày/tháng.

Tuy nhiên, nếu không có nhu cầu nghỉ, lao động nữ đi làm đầy đủ trong những ngày này có thể được nhận thêm tiền lương theo quy định tại điểm c, khoản 3, Điều này.

Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.

Như vậy, từ 1/2, lao động nữ làm việc trọn ngày “đèn đỏ” sẽ được nhận thêm tiền lương tương ứng với thời gian được nghỉ mà vẫn làm việc.

Ngày 26/2 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT hướng dẫn cụ thể về cách xếp lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khuyến nông và quản lý bảo vệ rừng chính thức có hiệu lực thi hành. Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên chính, quản lý bảo vệ rừng viên chính được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (hệ số lương từ 4,00 - 6,38).

Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên, quản lý bảo vệ rừng viên được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (hệ số lương từ 2,34 - 4,98). Chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên khuyến nông, kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (hệ số lương từ 1,86 - 4,06).