Người lớn tuổi Mỹ sở hữu 35 nghìn tỷ USD, cuộc chuyển giao tài sản lớn nhất lịch sử chính thức bắt đầu

04/07/2021 11:35 toquoc.vn

Theo số liệu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, người Mỹ từ 70 tuổi trở lên hiện nắm giữ khối tài sản trị giá 35 nghìn tỷ USD.

Con số này chiếm 27% tổng tài sản của nước Mỹ, tăng từ mức 20% cách đây 3 thập kỷ.

Ngoài ra, tài sản của họ tương đương với 157% tổng GDP của Mỹ, cao hơn gấp đôi so với tỷ lệ của 30 năm trước.

Hiện tại, thế hệ này bắt đầu chuyển giao cho những người thừa kế của mình và những người khác.

Điều này mở ra một loạt các hoạt động về kinh tế, bao gồm mua nhà, bắt đầu kinh doanh và quyên góp từ thiện.

Theo công ty nghiên cứu và tư vấn Cerulli Associates, các thế hệ lớn tuổi sẽ chuyển giao khoảng 70 nghìn tỷ USD tài sản từ năm 2018 đến năm 2042.

Khoảng 61 nghìn tỷ USD sẽ được chuyển đến những người thừa kế (nhièu trong số đó là millenial và thế hệ X), phần còn lại được chuyển đến các dự án thiện nguyện.

Việc chuyển giao sẽ thể hiện cho một dấu hiệu khác về tiềm lực kinh tế vượt trội của những người thuộc thế hệ baby boomer tại Mỹ.

Nhóm này đã trưởng thành trong sự thịnh vượng của nền kinh tế sau Thế chiến II và thúc đẩy nền kinh tế trong nhiều giai đoạn của cuộc đời họ.

Theo phân tích dữ liệu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ được thực hiện bởi một nhóm nhà kinh tế của Capital One Financial Corp., tài sản thừa kế trung bình trong năm 2019 đạt mức 212.854 USD, tăng 45% so với mức 146.844 USD đã điều chỉnh theo lạm phát vào năm 1998.

Người lớn tuổi Mỹ sở hữu 35 nghìn tỷ USD, cuộc chuyển giao tài sản lớn nhất lịch sử chính thức bắt đầu - Ảnh 1.
 

Theo Sở Thuế vụ Mỹ, hàng năm, giá trị thuế quà tặng đã tăng lên 75 tỷ USD vào năm 2016, kể từ mức 45 tỷ USD vào năm 2010.

Trong thời gian đó, số tiền mà họ có thể cho đi mà không phải trả thuế quà tặng tăng từ 1 triệu USD lên 5 triệu USD đối với các cá nhân và từ 2 triệu USD lên hơn 10 triệu USD đối với các cặp vợ chồng.

Ngoài ra, số tài sản không phải chịu thuế quà tặng đã tăng trở lại vào năm 2018, hiện là 11,7 triệu USD đối với cá nhân và 23,4 triệu USD đối với các cặp vợ chồng.

Trong năm 2026, con số này dự kiến sự quay trở lại mức năm 2017 là 5,49 triệu USD/người.

Kingston (New York) là địa điểm đang nhận thấy tác động của khoảng 9 nghìn tỷ USD dự kiến sẽ đổ vào các hoạt động từ thiện.

Khi Chủ tịch của Berkshire Hathaway – Warren Buffett, quyết định cho đi gần như toàn bộ số tài sản của mình, ông đã định hướng phần lớn trong số đó sẽ được đưa vào quỹ do 3 người con điều hành.

Con trai út của vị tỷ phú – Peter Buffett, và vợ đã thành lập NoVo Foundation.

Thông qua quỹ này, họ đã mua số đất nông nghiệp trị giá 13 triệu USD và xây dựng một trung tâm nông nghiệp địa phương.

Ngoài ra, họ cũng giúp tài trợ cho một lễ hội trong thị trấn, nơi các nghệ sĩ có thể trình diễn và khám sức khỏe miễn phí.

Quỹ từ thiện này cũng mua lại một đại lý Honda cũ và tặng lại cho địa phương để sử dụng làm hợp tác xã thực phẩm.

Hơn nữa, họ cũng giúp đưa một đài phát thanh địa phương – Radio Kingston, thành một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào cộng đồng, phát sóng mà không có quảng cáo.

Người lớn tuổi Mỹ sở hữu 35 nghìn tỷ USD, cuộc chuyển giao tài sản lớn nhất lịch sử chính thức bắt đầu - Ảnh 2.
 

Theo WSJ, tài sản và quà tặng thừa kế có thể giúp một số người nhận có được sự ổn định về tài chính.

Trong khi đó, khoản tiền này lại giúp một số khác sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn.

Một số dữ liệu cho thấy, nhiều người sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để đầu tư cổ phiếu hoặc mạo hiểm kinh doanh.

20 năm trước, Bart Boyer (73 tuổi), đã tặng cho mỗi người trong số 4 người con của mình số cổ phần trong công ty tư vấn tài chính mà ông thành lập là Parsec Financial.

Hiện tại, giá trị của số cổ phần đó có giá trị gấp 15 lần. Mỗi năm, ông lại tặng thêm cổ phiếu cho các con.

Gần đây, ông Boyer và vợ Elaine đã thành lập quỹ tín thác cho 5 người cháu với những món quà trị giá 25.000 USD.

Đây là số tiền mà họ dự định sẽ tặng cho các cháu hàng năm, trong ít nhất 1 thập kỷ.

Travis Boyer lần đầu tiên được cha tặng cổ phiếu là 16 tuổi. Hiện tại, anh là cố vấn tài chính của công ty.

Travis cho biết, gần đây, anh và vợ đã sử dụng thu nhập từ đó để thực hiện một khoản thế chấp lớn.

Trong khi đó, chị gái song sinh Tracy cho biết vợ chồng chị đã liên tục tối đa hóa khoản đóng góp hàng năm vào tài khoản hưu trí.

Theo John Sabelhaus, nhà kinh tế tại Viện Brookings và cựu nhà nghiên cứu tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, cho biết những người Mỹ ở độ tuổi 20 thường là nhóm được hưởng lợi nhiều nhất từ những món quà như vậy.

Người lớn tuổi Mỹ sở hữu 35 nghìn tỷ USD, cuộc chuyển giao tài sản lớn nhất lịch sử chính thức bắt đầu - Ảnh 3.
 

Trong khi đó, các đại lý bất động sản cho biết, nhiều người mua nhà trẻ tuổi trong những năm gần đây đã nhận được sự hỗ trợ từ cha mẹ.

Theo công ty tài chính thế chấp Freddie Mac, tỷ lệ người mua nhà lần đầu dưới 35 tuổi có người từ 55 tuổi trở lên bảo lãnh thế chấp đã tăng lên 3,2% vào năm 2018, từ mức 1,3% vào năm 1994.

Cho đến nay, chưa có thời điểm nào trong lịch sử hiện đại của nước Mỹ, người lớn tuổi lại nắm giữ số tài sản lớn đến vậy.

Tài sản của các thế hệ trước đây được tăng lên là nhờ nền kinh tế bùng nổ sau Thế chiến II, mức thuế đối với các hộ gia đình có thu nhập cao giảm, trong khi bất động sản và thị trường chứng khoán tăng.

Theo Matt Fellowes - chủ tịch Capital One Investing , đồng thời, sự suy giảm của hệ thống lương hưu quốc gia và 1 thập kỷ lãi suất thấp đã khiến nhiều người cảm thấy không thoải mái khi sử dụng tiền tiết kiệm.

Họ lo lắng rằng khoản tiền tiết kiệm để nghỉ hưu có thể sẽ cạn kiệt quá sớm.

Tham khảo Wall Street Journal