Mỹ thay Trung Quốc trở thành thánh địa đào coin

14/12/2021 07:54 Quảng Dương

Thợ đào coin rời Trung Quốc đến Mỹ

Từ lâu, Trung Quốc đã là tâm điểm của ngành công nghiệp này, với các ước tính trong quá khứ chỉ ra rằng 65% đến 75% hoạt động khai thác Bitcoin trên thế giới diễn ra ở đây.

 Sau khi Bắc Kinh tung “bàn tay sắt” truy quét các cơ sở đào tiền mã hóa vào tháng 5, hơn 50% hashrate của Bitcoin đã biến mất khỏi mạng Bitcoin.

Anh Marshall Long là người đứng đầu bộ phận kiến trúc tại Rhodium Enterprises, một công ty khai thác Bitcoin tích hợp hoàn toàn bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng làm mát bằng chất lỏng, đã nói với CNBC rằng bản thân anh ngạc nhiên trước tốc độ phục hồi của nó.

Anh đã từng dự báo rằng thời gian phục hồi có thể vào đầu tháng 2 năm sau, trong khi người khác cho rằng phải mất thêm 6 đến 12 tháng nữa.

Theo Kevin Zhang thuộc công ty tiền điện tử Foundry, sự phục hồi nhanh chóng của hoạt động đào Bitcoin là vì Mỹ đã đặt nền móng để trở thành "thánh địa" mới để khai thác.

Các công ty ở Mỹ trong nhiều năm đã âm thầm tăng cường khả năng cung cấp thiết bị và dịch vụ máy tính của họ.

Họ cược rằng nếu có cơ sở hạ tầng đầy đủ, các thợ đào sẽ bắt đầu công việc ở Mỹ trong thời điểm thích hợp.

Khi Bitcoin sụp đổ vào cuối năm 2017 và thị trường tiền điện tử rộng lớn hơn bước vào mùa đông kéo dài, không có nhiều nhu cầu đối với các trang trại Bitcoin lớn.

Các nhà khai thác của Mỹ đã nhìn thấy tiềm năng và nắm bắt cơ hội để xây dựng hệ sinh thái khai thác ở Mỹ.

Mike Colyer, Giám đốc điều hành của Foundry cho biết: "Các công ty khai thác lớn được giao dịch công khai đã có thể huy động vốn để thực hiện các giao dịch mua bán lớn".

Thợ đào coin nhanh chóng tìm cách thích ứng với lệnh cấm tiền ảo của Trung Quốc

Ngành công nghiệp đào coin phục hồi nhanh chóng

Sự phục hồi được đo lường bằng cách xem xét tỷ lệ "hashrate", một thuật ngữ được sử dụng để mô tả sức mạnh tính toán của các thiết bị khai thác tiền điện tử.

Trung Quốc từ lâu đã là công xưởng của ngành công nghiệp này, với các ước tính chỉ ra rằng từ 65% đến 75% hoạt động khai thác Bitcoin trên thế giới diễn ra tại đây.

Tuy nhiên, sau khi Bắc Kinh trục xuất các công ty khai thác tiền điện tử của nước này vào tháng 5, hashrate đã bị giảm hơn 50% trên toàn cầu.

Tính đến cuối tuần này, dữ liệu từ Blockchain.com cho thấy mạng lưới này đã hoàn toàn phục hồi từ những thiệt hại đó. Tỷ lệ hashrate tăng khoảng 113% sau 5 tháng.

Đà tăng của hashrate có thể là điềm báo tốt cho giá của loại tiền điện tử phổ biến nhất thế giới - hiện đã giảm 30% so với tháng trước.

Theo kỹ sư khai thác Bitcoin Brandon Arvanaghi, người đang điều hành Meow, một công ty cho phép doanh nghiệp tham gia vào thị trường tiền điện tử, lệnh cấm của Trung Quốc là một tín hiệu "mua" rõ ràng.

Từ lâu, Trung Quốc đã là tâm điểm của ngành công nghiệp này, với các ước tính trong quá khứ chỉ ra rằng 65% đến 75% hoạt động khai thác Bitcoin trên thế giới diễn ra ở đây.

Sau khi Bắc Kinh tung “bàn tay sắt” truy quét các cơ sở đào tiền mã hóa vào tháng 5, hơn 50% hashrate của Bitcoin đã biến mất khỏi mạng Bitcoin.

Người sáng lập Core Scientific, Darin Feinstein đồng ý rằng cơ sở hạ tầng khai thác ở Mỹ đang tăng trưởng đáng kể.

Alex Brammer của Luxor Mining, một hội thợ đào tiền điện tử, chỉ ra rằng các thị trường vốn và các công cụ tài chính đang phát triển xung quanh ngành khai thác cũng đóng một vai trò lớn trong sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành ở Mỹ.

Mặc dù đại dịch toàn cầu đã khiến một loạt các nền kinh tế phải đóng cửa, tuy nhiên tiền kích thích từ chính phủ Mỹ đã mang lại lợi ích cho các công ty đào Bitcoin.

Arvanaghi giải thích: "Mọi người đang tìm kiếm nơi để gửi tiền mặt. Sự thèm muốn đầu tư quy mô lớn chưa bao giờ lớn hơn thế. Nhiều người trong số đó đã tìm thấy tiềm năng của hoạt động khai thác Bitcoin bên ngoài Trung Quốc”.

* Tiền ảo, tài sản ảo chưa được pháp luật Việt Nam công nhận, mọi giao dịch, mời người tham gia đều là trái pháp luật.