Lý do thị trường chứng khoán downtrend mạnh trong thời gian qua

28/04/2022 10:13 toquoc.vn

Downtrend là gì?

Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Anh Cambridge, là "giảm dần giá hoặc giá trị của một thứ gì đó hoặc trong hoạt động của thị trường tài chính".

Còn theo một số tài liệu tiếng Anh chuyên ngành, downtrend là một xu hướng giảm khi giá chứng khoán bị rơi theo biến động thời gian, tức là qua một ngày, giá hoặc/và giá trị lại giảm thêm.

Theo đó, thuật ngữ này thường được sử dụng trong tình huống thị trường (trong đó bao gồm chứng khoán) đang xu hướng giảm.

Downtrend được xem là tồn tại khi xu hướng giảm mang đặc trưng bởi các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn theo thời gian mặc dù tại một số thời điểm giá có thể cao hơn hoặc thấp hơn không liên tục.

Xu hướng này được các nhà phân tích kỹ thuật chú ý bởi chỉ số được theo dõi khả năng tiếp tục có tiến trình thấp hơn cho đến khi một số điều kiện thị trường thay đổi. Cơ bản, điều này đồng nghĩa, xu hướng giảm đánh dấu một tình trạng xấu đi của chỉ số trong tương lai gần.

Sơ đồ minh họa cho Downtrend, đáy và đỉnh đều thấp hơn theo thời gian. Ảnh: Investopedia.

Đối với và các chỉ số chính khác của thị trường chứng khoán Việt Nam trong khoảng một tháng nay hiển hiện xu hướng giảm giá trị theo định nghĩa downtrend. Chỉ số Vn-Index hơn 11 phiên tính từ đầu tháng, trong đó có 6 phiên liên tục. Xen kẽ có một lượng rất ít phiên tăng, đến nỗi số phiên tăng không đáng kể.

Thậm chí, hôm 25/4, chỉ số này rơi gần 5% giá trị, mất xấp xỉ 70 điểm. Đây là một trong những lần giảm giá trị chỉ số chính nặng nề nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thông thường, phần lớn nhà đầu tư chứng khoán như chúng ta đều né downtrend, tập trung vào tình thế uptrend (tương phản với downtrend) và tính tới đầu tư lâu dài.

Downtrend nên được quan sát kỹ theo từng phút, ngày, tuần, tháng hoặc thậm chí cả năm. Nhà đầu tư nên tìm cách xác định xu hướng giảm càng sớm càng tốt. Và cần thận trọng khi gia nhập thị trường thời điểm downtrend.

Downtrend do call margin và Force Sell?

Trở lại với thị trường trong các phiên gần đây, downtrend bên cạnh xu hướng tâm lý thiếu tích cực từ các sự vụ liên quan đến pháp luật. Các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư mới còn dễ hoảng loạn khi thị trường đỏ lửa, họ ồ ạt bán tống bán tháo. Dễ nhận ra là thị trường đã có mã trắng bên mua.

Cùng đó, nguyên nhân có còn thể đến từ call margin và force sell.

Margin là hành động nhà đầu tư vay tiền của công ty chứng khoán để tăng sức mua chứng khoán. Sau đó sử dụng chính các chứng khoán đã mua làm tài sản thế chấp.

Khi thị trường giảm giá, tỷ lệ tài sản ròng/giá trị chứng khoán thấp hơn tỷ lệ ký quỹ duy trì cho phép, công ty chứng khoán sẽ thực hiện "call margin".

Như vậy, call margin hay lệnh gọi ký quỹ sẽ xuất hiện trong trường hợp công ty chứng khoán đề nghị khách hàng nộp tiền hoặc tăng số lượng chứng khoán thế chấp.

Một công ty có tỷ lệ ký quỹ duy trì là 40%, khi thị trường giảm giá, tỷ lệ tài sản ròng/giá trị chứng khoán thấp hơn tỷ lệ thông báo trước. Khách hàng buộc phải nộp tiền hoặc tăng thế chấp bằng chứng khoán.

Để đáp ứng lệnh gọi, nhà đầu tư có thể sẽ phải bán các chứng khoán khác trong danh mục đầu tư và giữ lại các cổ phiếu mà theo họ có lãi trong tương lai.

Đây chính là nguyên nhân khiến một số mã cổ phiếu đang có tăng trưởng tốt bỗng quay cúp thành đỏ hoặc giảm sàn.

Tôi có thể ví vo theo câu "Quýt làm cam chịu" trong tình huống này. Kết hợp downtrend, xu hướng bán tháo để giữ tỷ lệ ký quỹ duy trì đẩy giá trị chỉ số chung giảm đến mức thấp kỷ lục.

Mỗi công ty chứng khoán sẽ có thời hạn đáp ứng call margin. Nhà đầu tư cần nắm chắc các quy định để tránh bị vội vàng bị bỏ con tôm nhưng mất luôn con tép.

Tại một số nước trên thế giới, chủ tài khoản chứng khoán được phép trì hoãn ("delay") nộp quỹ để gia tăng hệ số an toàn đầu tư tài chính cho bản thân.

Tính đến thời điểm cuối quý 1/2022, một số công ty chứng khoán Việt Nam đã tiệm cận tỷ lệ margin bằng 200% so với vốn chủ sở hữu được quy định tại Quyết định số 87 hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Dư nợ cho vay bao gồm cho vay margin và ứng trước tại các công ty chứng khoán vẫn tiếp tục lập kỷ lục với hơn 201.176 tỷ đồng tại ngày 31/3. Tốc độ tăng margin giảm, chỉ còn 3% (6.080 tỷ đồng).

Tổng lượng cho vay của 10 đơn vị dẫn đầu chiếm khoảng 63,7% toàn nhóm công ty chứng khoán, thấp hơn so với mức 65% của quý 4/2021.

Một điều chắc chắc rằng, lựa chọn mua chứng khoán bằng ký quỹ, nhà đầu tư sẽ mất nhiều hơn mua không ký quỹ. Thực tế trong chuỗi phiên tại thị trường chứng khoán Việt Nam vừa qua đã chứng minh điều này.

Force Sell là tình huống công ty chứng khoán có sự can dự bắt buộc vào tài khoản của nhà đầu tư để tránh bị nợ xấu. Ảnh minh họa: Investing.

Một nguyên nhân khác là Force Sell. Tại một số nước, thuật ngữ được dùng trong trường hợp này là Forced Liquidation (thanh lý cưỡng bức). Thuật ngữ xuất hiện khi tài khoản giao dịch của nhà đầu tư vi phạm tỷ lệ ký quỹ tối thiểu. 

Khi đó, tài khoản sẽ bị bán giải chấp bắt buộc để đưa về trạng thái an toàn, không để dẫn đến nợ xấu. Đây là tình huống bắt buộc có sự can thiệp của các công ty chứng khoán vào danh mục đầu tư của nhà đầu tư.

Tuy nhiên, nghĩa của thuật ngữ còn được định nghĩa rộng ra ở một số nước. Khi một thành viên trong gia đình qua đời, di sản có thể buộc phải bán và tài sản của người quá cố để trả nợ. Trong thủ tục ly hôn, tài sản cũng thường được bán và tiền thu được chia cho cả hai bên.

Đối với trường hợp Force Sell, nhà đầu tư tiền ký quỹ phải luôn theo dõi chặt tỷ lệ tối thiểu. Chọn những cổ phiếu có khả năng tăng giá đương nhiên để tránh Force Sell. Còn sử dụng margin thì nên cân nhắc ở mức vừa phải với giới hạn an toàn.