Kinh tế số Việt Nam tăng hạng mạnh, Singgapore tụt sâu

10/11/2020 14:25 toquoc.vn

Theo một báo cáo thường niên "e-Conomy SEA 2020" của Google, Temasek và Bain & Company, cả hai lĩnh vực du lịch và gọi xe đều suy giảm 13% doanh số trong bối cảnh COVID-19.

Việc hạn chế di chuyển và giãn cách xã hội đã làm đóng băng nhiều hoạt động trong nền kinh tế số, đặc biệt là du lịch và gọi xe. Ngược lại, doanh số tăng vọt trong các ngành thương mại điện tử, hàng tạp hóa và giao hàng thực phẩm.

Báo cáo này đã khảo sát khoảng 4.700 người trả lời trên khắp Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines để theo dõi sự thay đổi trong tiêu dùng kỹ thuật số của họ trước và sau khi đại dịch xảy ra.

Kinh tế số xoay chiều ở Đông Nam Á: Singapore thụt lùi, Việt Nam tăng trưởng hai chữ số, sẽ vươn lên thứ hai ASEAN vào năm 2025 - Ảnh 1.
 

Kết quả cho thấy số người sử dụng dịch vụ gọi đồ ăn tăng 34% và mua hàng tạp hóa trực tuyến tăng 33% sau khi COVID-19 tấn công Đông Nam Á. Giáo dục tăng trưởng 22%, trong khi phát sóng trực tuyến video tăng 21%.

Kinh tế số xoay chiều ở Đông Nam Á: Singapore thụt lùi, Việt Nam tăng trưởng hai chữ số, sẽ vươn lên thứ hai ASEAN vào năm 2025 - Ảnh 2.
 

Báo cáo cũng chỉ ra, số người tham gia các dịch vụ số của Việt Nam tăng nhanh nhất Đông Nam Á với mức tăng 41%, cao hơn trung bình 36% của khu vực.

Kinh tế số xoay chiều ở Đông Nam Á: Singapore thụt lùi, Việt Nam tăng trưởng hai chữ số, sẽ vươn lên thứ hai ASEAN vào năm 2025 - Ảnh 3.
 

Số giờ online mỗi ngày của mọi người tăng mạnh trong dịch quay trở lại giảm sau dịch.

Kinh tế số xoay chiều ở Đông Nam Á: Singapore thụt lùi, Việt Nam tăng trưởng hai chữ số, sẽ vươn lên thứ hai ASEAN vào năm 2025 - Ảnh 4.

Đáng chú ý, sau dịch Covid-19, đa phần người dân Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam cho biết họ ít sử dụng dịch vụ gọi xe hơn...

 

Kinh tế số xoay chiều ở Đông Nam Á: Singapore thụt lùi, Việt Nam tăng trưởng hai chữ số, sẽ vươn lên thứ hai ASEAN vào năm 2025 - Ảnh 5.

... nhưng lại gọi đồ ăn nhiều hơn.

 

 

 

 

 

 

Trước đại dịch, dịch vụ gọi xe đã tăng trưởng theo cấp số nhân ở ASEAN. Báo cáo của Google, Temasek và Bain được công bố vào năm ngoái ghi nhận rằng nhu cầu về dịch vụ này đã tăng gấp 5 lần từ 8 triệu người dùng tích cực vào năm 2015 lên hơn 40 triệu năm 2019.

Cùng thời kỳ đó, phân khúc dịch vụ du lịch trực tuyến cũng đã bùng nổ, tăng từ 19,4 tỷ USD vào năm 2015 lên 34,4 tỷ USD vào năm 2019. Năm nay, du lịch gần như đóng băng.

Traveloka, một trong những công ty khởi nghiệp giá trị nhất của Indonesia, đã buộc phải sa thải 10% lao động, tức khoảng 100 người, vào đầu tháng 4 vì họ cần giảm chi phí.

Kinh tế số Singapore, bị ảnh hưởng nặng bởi COVID-19, đã giảm 24% từ 12 tỷ USD năm 2019 xuống còn 9 tỷ USD vào năm 2020. Đây là quốc gia ASEAN duy nhất được đề cập trong báo cáo có kinh tế số thụt lùi.

Trong khi đó Việt Nam và Indonesia là những quốc gia duy trì mức tăng trưởng hai con số. Việt Nam dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng, với nền kinh tế số tăng trưởng 16% từ 12 tỷ USD năm 2019 lên 14 tỷ USD trong năm nay. Indonesia, quốc gia đông dân nhất trong khu vực, tăng trưởng 11% từ 40 tỷ USD năm 2019 lên 44 tỷ USD trong năm nay.

Kinh tế số xoay chiều ở Đông Nam Á: Singapore thụt lùi, Việt Nam tăng trưởng hai chữ số, sẽ vươn lên thứ hai ASEAN vào năm 2025 - Ảnh 6.
 

Báo cáo cũng cho rằng Indonesia và Việt Nam sẽ đi đầu nền kinh tế kỹ thuật số của ASEAN vào năm 2025. Kinh tế số Indonesia dự kiến ​​sẽ tăng 23% lên 124 tỷ USD trong 5 năm. Cùng thời điểm đó, kinh tế số Việt Nam sẽ đạt 52 tỷ USD.