Không phải Mỹ hay Trung Quốc, đây mới là thị trường chứng khoán tốt nhất thế giới

27/01/2021 17:23 toquoc.vn

Các nhà đầu tư địa phương vẫn chiếm đa số trên thị trường chứng khoán Sri Lanka. Số tài khoản mới trên thị trường này tăng 70% so với năm 2019. Đồng thời, các nhà đầu tư nước ngoài đã thoát hàng, bán ra 272,8 triệu USD cổ phiếu.

"Khi đại dịch bùng phát trở lại, thanh khoản toàn cầu dồi dào, việc các quốc gia giảm lãi suất và sự tham gia đáng kể của các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã thúc đẩy đà tăng. Hãy nhớ rằng tiền tệ cũng đã suy yếu, điều làm cho xuất khẩu trở nên cạnh tranh hơn, khuyến khích du lịch và gây ra lạm phát, đã giúp ích cho các tài sản danh nghĩa như cổ phiếu", Joshua Crabb, một nhà quản lý tiền tệ tại Robeco có trụ sở tại Hồng Kông, nhận định.

Trong đợt bán tháo hồi tháng 3, CSE All Share Index của Sri Lanka đã chứng kiếm mức giảm 32%, chủ yếu là tác động từ sụt giảm du lịch, bất ổn chính trị gia tăng và lo ngại về nợ. Kể từ đó, ngân hàng Trung ương nước này đã cắt giảm 200 điểm lãi suất cơ bản và gia tăng thanh khoản, giúp quốc đảo này vượt qua suy thoái. Nước này, thậm chí đã mở lại các sân bay phục vụ khách du lịch quốc tế.

Cổ phiếu hiện nay đã tăng gấp đôi so với mức đáy của năm 2020 và khối lượng giao dịch đạt 77 triệu USD trong tuần này.

Không phải Mỹ hay Trung Quốc, đây mới là thị trường chứng khoán tốt nhất thế giới - Ảnh 1.
 

Những tiến bộ về việc tiếp cận vắc xin Covid-19 cũng mang lại một làn gió mới. Sri Lanka đã tuyên bố phê duyệt vắc xin PLC của Đại học Oxford phối hợp với công ty AstraZeneca để sử dụng khẩn cấp vào tuần trước. Chính phủ cho biết khoảng 500.000 liều dự kiến sẽ đến từ Ấn Độ vào ngày 28/1.

Crabb nhận định việc tăng cường khả năng tiếp cận vắc xin của Sri Lanka là điều đáng khích lệ nhưng vẫn cần được theo dõi. Sau đợt tăng giá mạnh, vi chuyên gia này cảnh báo về những cú chỉnh.

"Trong ngắn hạn, tôi kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục củng cố đà tăng của nó. Với mức định giá hiện tại, chúng ta thực sự cần sự cải thiện trong nền kinh tế và thu nhập doanh nghiệp để có thể tăng lên một nấc thang mới", Crabb cho biết.

Ở thời điểm hiện tại, đại dịch Covid-19 đã lập kỷ lục mới khi có hơn 100 triệu người nhiễm bệnh. Tuy nhiên, triển vọng kinh tế vẫn được đánh giá là lạc quan, nhất là khi có nhiều quốc gia đang thúc đẩy quá trình tiêm vắc xin chống Covid-19.

Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố hôm 26/1, dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay là 5,5%, tăng 0,3% so với con số dự báo được đưa ra hồi tháng 10/2020. Tuy nhiên, triển vọng kinh tế toàn cầu phụ thuộc nhiều vào tốc độ phổ cập vắc xin, các biến thể của virus cũng như tính hiệu quả của các chính sách được triển khai trước những tình huống mới.

Ở thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn là ổ dịch Covid-19 lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, dịch bệnh không thể ngăn chứng khoán Mỹ liên tiếp chinh phục những đỉnh mới. Chứng khoán Mỹ vẫn ở quanh đỉnh lịch sử. Việc các công ty công bố kết quả kinh doanh trong quý IV/2020 sẽ có tác động không nhỏ tới chứng khoán Mỹ.