Jeff Bezos từ chức CEO Amazon và những triết lý kinh doanh phía sau thành công vang dội

15/07/2021 07:17 Linh Nguyễn/TQ

Năm 2004, Jeff Bezos và cố vấn kỹ thuật Colin Bryar cùng nhau lái xe đến Tacoma, cách Seattle, bang Washington một giờ lái xe về phía nam.

Vào thời điểm đó, Amazon là một công ty có giá trị hàng tỷ đô la. Tuy nhiên, họ đã đến trung tâm dịch vụ khách hàng của Amazon, ở đó họ trở thành nhân viên dịch vụ khách hàng trong hai ngày. "Jeff thực sự đã trực tiếp trả lời điện thoại," Bryar nói.

Bryar kể rằng có một sản phẩm liên tục bị phàn nàn. “Jeff đã mở to mắt”

Bezos cảm thấy thất vọng. Rõ ràng sản phẩm có vấn đề. Cuối ngày hôm đó, ông đã gửi một email yêu cầu phải đánh dấu các sản phảm bị lỗi bằng một cách hiệu quả hơn.

Ảnh: Kho của Amazon

Bezos rời Amazon vào thứ hai (5/7), đúng 27 năm sau khi ông thành lập công ty.

Trong thời gian này, ông đã đưa ra một loạt các nguyên tắc lãnh đạo hiếm có.

Một số người cho rằng những nguyên tắc này là mấu chốt thành công của ông. Còn những người khác lại tin rằng những nguyên tắc này đã chỉ ra tất cả các vấn đề tồn tại của một công ty công nghệ lớn.

Nếu đã nói chuyện với bất kỳ ai từng làm việc tại Amazon, thì bạn sẽ không mất nhiều thời gian để nghe đến thuật ngữ "nỗi ám ảnh về khách hàng".

Đối với Bezos, lợi nhuận là một tham vọng dài hạn. Nếu một công ty muốn thành công, thì phải làm hài lòng khách hàng bằng bất cứ giá nào.

Nadia Shouraboura bắt đầu làm việc tại Amazon vào năm 2004. Sau đó, cô được mời tham gia "S-team" - nhóm các nhà quản lý hàng đầu của Amazon.

Nhưng khi mới bắt đầu làm việc, cô đã nghĩ rằng mình sẽ bị sa thải ngay lập tức.

Cô nói: “Trong thời gian cao điểm của mùa Giáng sinh, tôi đã mắc phải sai lầm lớn nhất trong cuộc đời mình.”

Những sản phẩm quan trọng mà Nadia đặt mua được đặt quá cao trên các kệ tại kho, và việc lấy đúng các sản phẩm ra khỏi kệ sẽ khiến mất nhiều thời gian và tiền bạc.

"Tôi đã nghĩ ra một cách thông minh để giảm thiểu tổn thất ít nhất có thể và giải quyết vấn đề ở một mức độ nào đó. Nhưng khi tôi nói chuyện với Jeff về việc này, anh ấy nhìn tôi và nói," Cô nghĩ vậy là sai rồi."

"Điều cô đang nghĩ chỉ là làm thế nào để tối ưu hóa nguồn vốn. Hãy giải quyết vấn đề cho khách hàng, rồi vài tuần nữa đến hỏi tôi và cho tôi biết chi phí đã bỏ ra."

Bùng nổ những chỉ trích

Nhiều người đã chỉ trích Bezos. Tháng trước, một bài báo có tính bùng nổ của phương tiện truyền thông Mỹ ProPublica tuyên bố đã nhìn thấy bản khai thuế của Bezos và tuyên bố rằng Bezos đã không nộp thuế trong năm 2007 và 2011. Đây là một cáo buộc gây sốc đối với người đàn ông giàu nhất thế giới.

Các báo cáo tiêu cực khác về Amazon, chẳng hạn như sự thò ơ và cáo buộc về sự độc quyền của họ, đã không giúp ích gì cho danh tiếng của Bezos.

Tuy nhiên, nhiều người làm việc thân thiết với ông không cho rằng ông là người sống lạnh lùng ích kỷ.

Đối với họ, ông là một người có tầm nhìn xa trong kinh doanh, với sự tập trung phi thường, người đã tạo ra một triết lý làm việc huyền thoại và một công ty trị giá gần 1,8 nghìn tỷ đô la Mỹ.

Lý thuyết hai chiếc bánh pizza

Bezos thích các nhóm nhỏ. Ông có một quy tắc để giữ cho các cuộc họp hiệu quả: hãy đảm bảo rằng bạn có thể khiến cả nhóm ăn hai chiếc pizza.

Ông ấy ghét sử dụng PPT để thuyết trình và thích viết các bản ghi nhớ để các quản lý cấp cao thảo luận hơn.

Để tránh cho người lãnh đạo có quá nhiều ảnh hưởng, đôi khi ông hỏi mỗi người trong cuộc họp, hỏi cảm nhận của họ về một vấn đề nào đó.

Những người biết ông ấy đều nói rằng ông ấy thích những người phản đối. "Chúng tôi sẽ tranh luận, chúng tôi sẽ la mắng nhau", Nadia nói.

"Mọi thứ rất cởi mở, tất cả đều bày ra trên bàn, đối thoại trở nên rất nóng và kịch liệt. Nhưng đó là do công việc, không nhắm vào cá nhân", cô nói.

Amazon có một bộ 14 "nguyên tắc lãnh đạo", một trong số đó là "có can đảm để phản đối."

Bezos dường như thực sự muốn trau dồi văn hóa này ở một cấp độ cao hơn. Nguyên tắc nói rằng các nhà lãnh đạo không nên "thỏa hiệp để gắn kết xã hội."

Tuy nhiên, một số người đặt câu hỏi rằng liệu cách lý giải triết lý này của cấp dưới Amazon có luôn đúng hay không.

Năm 2015, New York Times đăng một bài báo trong đó các nhân viên cũ cáo buộc Amazon có văn hóa làm việc "đầy sẹo".

Bezos là một người cuồng kỹ thuật, phát minh và máy móc. Ông bị ám ảnh bởi các chỉ số, đây không phải là điều xấu trong giới Logistics. Nhưng các nhà phê bình nói rằng nỗi ám ảnh này sẽ kéo theo chi phí nhân công, đặc biệt là trong vô số kho hàng của Amazon.

Khi công nhân Amazon ở Bessemer, Alabama thất bại trong nỗ lực thành lập công đoàn, nhiều công nhân đã nói với tôi rằng họ cảm thấy mình như "một chiếc răng cưa trên một cỗ máy". Những người khác lại mô tả nó như cảm giác "luôn bị giám sát."

Ảnh: Andy Jassy

 

Nhưng ở bộ phận quản lý cấp cao, phong cách quản lý của Bezos dường như khác biệt. Ông muốn nhóm của mình có quyền tự chủ, đó là điều mà ông tin rằng có thể thúc đẩy sự đổi mới.

Amazon Web Services (AWS) là một dịch vụ điện toán đám mây rất thành công. Nhìn bề ngoài, nó không liên quan nhiều đến hoạt động kinh doanh thương mại điện tử cốt lõi của Amazon.

Nhưng Bezos đã ủng hộ ý tưởng này và cho nhân viên đáng tin cậy của mình là Andy Jassy quyền tự do và vốn để thành lập một công ty. Bezos tin rằng Jassy không chỉ là một nhà quản lý, mà còn là một doanh nhân, đó cũng là lý do chính khiến ông tiếp quản công ty với tư cách là người kế nhiệm Bezos.

"Khi bạn là một công ty mới khởi nghiệp, thì trở nên dũng cảm là điều dễ dàng", Nadia nói, "Khi bạn không ngừng lớn mạnh, thì trở nên dũng cảm là điều càng ngày càng khó khăn hơn, bởi vì bây giờ bạn phải chấp nhận rất nhiều rủi ro. Nhưng anh ấy luôn luôn dũng cảm."

Những người biết Bezos nói rằng ông thích giải quyết các vấn đề "từ phía sau". "Tại Amazon, quá trình này rất cụ thể," Bryar nói.

Trong giai đoạn lập kế hoạch, nhóm sẽ tạo ra một dòng thời gian ngược lại, bắt đầu từ lúc công bố, và sau đó làm việc ngược lại.

"Điều đầu tiên nhóm phải làm là viết một thông cáo báo chí, và đây thường là điều cuối cùng mà các công ty phải viết."

Điều này phù hợp với quan điểm của Bezos về thời gian. Đây là một vấn đề mà ông thường nghĩ đến. Ông đã lắp đặt một chiếc đồng hồ 10.000 năm trị giá 42 triệu đô la Mỹ (tương đương 30 triệu bảng Anh) tại một ngọn núi trống ở Texas. Nó đại diện cho sức mạnh của "tư duy dài hạn".

Trên thị trường kinh doanh Bezos luôn suy nghĩ dài hạn. Những người thân cận với ông thường sử dụng thuật ngữ "rành mạch phân minh" để mô tả nỗi ám ảnh về lợi nhuận ngắn hạn.

Ông luôn bị cuốn hút bởi du hành vũ trụ, và cuối tháng này, ông dự định bay vào vũ trụ trên chiếc máy bay có người lái đầu tiên do công ty Blue Origin của ông chế tạo.

Một bản kiến ​​nghị không cho phép ông trở lại Trái đất đã thu thập được gần 150.000 chữ ký.

Cho dù bạn thích hay ghét Bezos, sự thật chứng minh ông là một nhà lãnh đạo vô cùng thông minh và có năng lực, người đã thay đổi cách hoạt động của các công ty trên toàn thế giới.

Nguồn: CN BBC