Giải Nobel khép lại: Một cột mốc mới về khả năng đánh giá thực tiễn ra đời

13/10/2021 07:16 Diệu Ngọc/ Economist

Niklas Emelhed/Nobel Prize Outreach

Không một ai có thể phủ nhận rằng, cuộc Cách mạng Tín dụng đã làm thay đổi nền kinh tế một cách đáng kể từ những năm 1990.

Trước đó, người ta chỉ coi trọng những lý thuyết suông và coi việc quan sát thực tế là thiếu quan trọng. Edward Leamer thuộc trường Đại học California, Los Angeles, đã nhận xét trong một bài báo xuất bản năm 1983 rằng: “Rất ít người nhìn ra được sự quan trọng của việc phân tích dữ liệu thực tiễn”.

Tuy nhiên, chỉ trong vòng một thập kỷ, những công việc mới được ra đời, những lĩnh vực chuyên môn, kĩ năng của con người được thay đổi một cách chóng mặt, đến mức một mảng lớn những nghiên cứu ngày nay đều xuất phát từ những quan sát thực tiễn, đánh giá thực tế.

Chính vì đã góp phần giúp đỡ vào sự chuyển biến này mà David Card của Đại học California tại Berkeley cùng với Joshua Angrist của Viện Công nghệ Massachusetts, Guido Imbens của Đại học Stanford đã nhận giải thưởng Nobel kinh tế năm nay (được trao vào ngày 11 tháng 10).

Cuộc sống phức tạp ngày nay thường thách thức sự nỗ lực của các nhà kinh tế trong việc tìm kiếm mối liên kết giữa các sự việc.

Ví dụ, để tìm ra việc tăng mức lương tối thiểu ảnh hưởng đến vấn đề việc làm như thế nào là rất phức tạp.

Bởi trong thực tế, một số ảnh hưởng khác (chẳng hạn như thị trường lao động yếu) cũng sẽ góp phần vào những thay đổi trong cả chính sách và vấn đề việc làm.

Trong các lĩnh vực khác, các nhà nghiên cứu đi tìm mối quan hệ giữa các sự việc bằng cách thiết kế các thí nghiệm trong đó các đối tượng được sắp xếp ngẫu nhiên vào các nhóm khác nhau, và chỉ một trong số đấy nhận được giải pháp cụ thể.

Để từ đó, họ có thể thấy rõ tác dụng của giải pháp. Nhiều nhà kinh tế học cũng đang sử dụng phương pháp này. Giải Nobel năm 2019 đã công nhận những nỗ lực đó.

Nhưng nhiều câu hỏi không thể được nghiên cứu theo cách này vì lý do chính trị, logistics hoặc đạo đức.

Những nhà chiến thắng giải thưởng Nobel kinh tế năm nay đã vượt qua những trở ngại đó bằng cách sử dụng "thí nghiệm tự nhiên". Họ thấy rằng những điều đột biến trong lịch sử có tác động tương tự như một cuộc thử nghiệm có chủ đích.

Trong một bài báo nổi tiếng được xuất bản năm 1994, ông Card và Alan Krueger đã nghiên cứu tác động của việc tăng mức lương tối thiểu ở New Jersey bằng cách so sánh sự thay đổi trong tỷ lệ thất nghiệp ở đó với Pennsylvania, nơi mức lương không thay đổi.

Mặc dù theo lý thuyết, việc tăng mức lương tối thiểu sẽ kéo theo sự sụt giảm mạnh về việc làm, nhưng thực tế lại không phải vậy.

Bài báo đó đã truyền cảm hứng cho các công việc, những nghiên cứu quan sát thực tiễn sau này và truyền luồng gió mới vào suy nghĩ về thị trường lao động. Krueger, người đã qua đời vào năm 2019, đã có thể cùng nhận giải thưởng Nobel nếu ông còn sống.

Việc sử dụng các thí nghiệm tự nhiên nhanh chóng lan rộng. Ông Card đã phân tích một tình huống độc đáo khác - quyết định của Fidel Castro vào năm 1980 cho phép việc di cư ra khỏi Cuba - để xem xét tác động của nhập cư đối với thị trường lao động địa phương. Khoảng một nửa trong số 125.000 người Cuba di dân sang Mỹ đã định cư ở Miami.

Bằng cách so sánh kinh nghiệm của thành phố với kinh nghiệm ở bốn nơi khác tương tự ở nhiều khía cạnh, nhưng không nhận được dòng người di cư, ông Card nhận thấy rằng, cả mức lương lẫn việc làm của người lao động bản địa đều không bị ảnh hưởng bởi quá trình di cư.

Ông Angrist, cùng với Krueger, đã sử dụng một kỹ thuật tương tự để xem xét tác động của giáo dục đối với kết quả thị trường lao động.

Bởi vì những sinh viên có học vấn cao thường có xu hướng dành nhiều thời gian ở trường hơn và kiếm được nhiều tiền hơn trong công việc, những gì trông giống như quay trở lại giáo dục trên thực tế có thể phản ánh năng khiếu.

Để xác định chính xác nguyên nhân-hệ quả trong trường hợp này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng những đặc điểm khác biệt của hệ thống giáo dục của Mỹ.

Mặc dù luật pháp thường cho phép học sinh nghỉ học khi đủ 16 tuổi, nhưng tất cả học sinh sinh cùng năm đều bắt đầu đi học vào cùng một ngày.

Do đó, những người sinh vào tháng Một, trung bình được đi học nhiều hơn những người sinh vào tháng Mười Hai — và, các nhà nghiên cứu nhận thấy, cũng có xu hướng kiếm được nhiều tiền hơn. Vì tháng sinh của học sinh là ngẫu nhiên, họ kết luận rằng việc học thêm khiến thu nhập cao hơn.

Nghiên cứu về thời gian đi học cho thấy rằng học thêm một năm làm tăng thu nhập sau đó lên 9%. Sự khác biệt đó được coi là rất lớn đối với nhiều nhà kinh tế học.

Nhưng điều đó, ông Angrist đã kết luận sau khi làm việc với ông Imbens, lại phản ánh sự khác biệt trong định nghĩa. Hai học giả chỉ ra rằng hiệu quả của một "giải pháp" sẽ không giống nhau đối với tất cả mọi người trong một thí nghiệm tự nhiên.

Ví dụ, nếu độ tuổi mà học sinh có thể bỏ học được nâng lên từ 16 lên 17, một số sẽ bị buộc phải học thêm một năm học; những người khác, những người luôn có ý định ở lại trường lâu hơn, sẽ không bị ảnh hưởng.

Các nhà nghiên cứu đã cùng nhau phát triển các phương pháp thống kê để làm cho các kết luận từ các thí nghiệm tự nhiên trở nên hữu hiệu hơn.

Các nhà kinh tế gọi yếu tố khác biệt được sử dụng trong các thí nghiệm tự nhiên (như tháng sinh của một học sinh) như một “công cụ”.

Messrs Angrist và Imbens đã đưa ra những giả định cần có để công cụ đó có hiệu lực: ví dụ, chỉ yếu tố đó (số năm đi học) ảnh hưởng đến kết quả đang được nghiên cứu (thu nhập, trong trường hợp này), và không có yếu tố ảnh hưởng khác.

Bằng cách đưa ra những giả định này, Messrs Angrist và Imbens có thể đi đến những phân tích phức tạp và chính xác hơn.

Việc ở lại trường học thêm một năm dẫn đến mức lương sau này tăng chỉ xả ra với những đối tượng sinh vào đầu năm hoặc những đối tượng bị buộc ở lại trường lâu hơn so với dự định.

Hơn thế nữa, phương pháp đưa ra giả định này góp phần làm rõ những nghiên cứu khác trong lĩnh vực kinh tế. Người đọc một bài nghiên cứu cũng có thể tự đánh giá tầm ảnh hưởng của một yếu tố nhất định, để từ đó nhìn nhận rõ ràng hơn kết quả nghiên cứu.

Đấy là những điều tất nhiên

Cuộc cách mạng tín dụng, cũng như bao cuộc cách mạng khác, có những mặt xấu nhất định. Nhiều nhà đánh giá đã chỉ trích những hoạt động khai thác thông tin một cách bất cẩn trong hy vọng tìm ra những kết quả đáng giá.

Những nhà nghiên cứu thường quá sốt sắng trong việc đưa ra những giả thiết từ những đặc điểm dị thường khiến những giả thiết ấy trở nên vô lí.

Chính vì vậy, bước đột phá mà các nhà chiến thắng giải Nobel năm nay mang lại đã đem đến những thay đổi thiết thực, xóa bỏ sự mơ hồ và buộc các nhà kinh tế học phải đưa ra những giả thiết hợp lí, miêu tả thế giới thực tốt hơn. Một điều, theo tôi, đáng để ăn mừng.