Fortune: Nhờ 'cơn sốt' tài chính số, kinh tế số Đông Nam Á chỉ mất 1 năm cán mốc tăng trưởng dự báo trong 5 năm

09/08/2021 15:56 toquoc.vn

Xu hướng số hóa trong tiêu dùng tại Đông Nam Á

Trong năm qua, người tiêu dùng trên thế giới nói chung cũng như khu vực Đông Nam Á nói riêng không có lựa chọn nào khác ngoài việc truy cập trực tuyến để mua sắm các mặt hàng thiết yếu, giao dịch ngân hàng hoặc các dịch vụ giáo dục.

Chắc chắn sự thay đổi sang nền tảng trực tuyến sẽ còn duy trì kể cả sau khi trạng thái bình thường mới quay trở lại.

Ngoài ra, bước ngoặt trong việc áp dụng phương thức số vào kinh doanh, thanh toán với các mô hình bán hàng đa kênh tiên tiến sẽ đưa nền kinh tế số khu vực Đông Nam Á đạt mức độ ngang ngửa với Trung Quốc hay một số nước phát triển ở châu Âu.

Nhà đầu tư trên thế giới đang dần công nhận thị trường Đông Nam Á như một trong các nền kinh tế số tiềm năng toàn cầu và sẽ còn nhiều cơ hội tăng trưởng trong tương lai gần.

Hàng tuần, có rất nhiều thay đổi mang đến nhiều thương vụ mới, cho thấy những điểm sáng của kinh tế số trong khu vực.

Điển hình như Grab và GoTo vừa qua đã công bố kế hoạch IPO.

Covid-19 đã “ép” nhiều loại hình kinh doanh phải thích nghi với sự bùng nổ trong áp dụng kỹ thuật số vào các hoạt động.

Theo nghiên cứu của Fortune hợp tác với Google và Temasek, và dựa trên dữ liệu của Kantar từ các quốc gia gồm Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, 1/3 người tiêu dùng nói rằng họ mới lần đầu sử dụng các nền tảng số.

Ngoài ra, hơn 90% khách hàng cho biết họ có ý định tiếp tục sử dụng các nền tảng này kể cả sau khi trạng thái bình thường mới quay trở lại.

Không dừng lại ở đó, báo cáo này chỉ ra những con số “biết nói” về thực trạng của xu hướng tiêu dùng mới tại Đông Nam Á.

Theo đó, trong năm 2020 đã có thêm 40 triệu người mới được kết nối với Internet.

Điều đó nâng tổng số người tiếp cận với Internet tại khu vực Đông Nam Á lên 400 triệu người, chiếm 70% dân số toàn khu vực.

Đáng nói, mảng kinh tế số tại Đông Nam Á được đánh giá vẫn rất màu mỡ với lượng dư địa lên tới 100 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa (GMV) hàng năm, bất chấp tình hình chững lại của nền kinh tế toàn cầu.

Cùng với việc càng nhiều người tiêu dùng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) lựa chọn phương thức online, thị trường kinh tế số tại Đông Nam Á được dự đoán có thể cán mốc 300 tỷ USD.

Với một hệ sinh thái và môi trường pháp lý hỗ trợ liên tục, đây là một cơ hội mở rộng kinh doanh đáng kể cho các doanh nghiệp cho dù có những thách thức do tình hình phức tạp của dịch Covid-19 và tình trạng thị trường phân mảnh.

Khi mới bước vào thị trường ứng dụng các nền tảng số, người tiêu dùng còn gặp khó khăn trong việc thiết lập các thanh toán điện tử, mua sắm trực tuyến, đặt thực phẩm,...

Tuy nhiên, trải qua quãng thời gian đó, người tiêu dùng dần quen với hình thức này và cảm nhận được tính tiện dụng của việc mua sắm trực tuyến trên nhiều lĩnh vực.

Về lĩnh vực mua sắm hàng tạp hóa, người tiêu dùng đang dần chuyển qua hình thức trực tuyến, và họ không có ý định quay lại với các hình thức truyền thống. Sau khi du lịch nội địa mở cửa lại, việc đặt các cuốc xe thông qua ứng dụng như Grab cũng sẽ sôi động trở lại.

Hiện nay, sự gia tăng người sử dụng các ứng dụng streaming nhạc trực tuyến có vẻ sẽ tiếp tục kéo dài.

Theo Fortune, hơn một nửa số người dùng được phỏng vấn cho biết họ có ý định tiếp tục việc chi trả tiền cho các ứng dụng nghe nhạc và video mất phí trong tương lai.

Tuy nhiên, cũng có một lượng người dùng cho biết họ sẽ hủy đăng ký các gói streaming khi thời hạn dùng thử dừng. Điều này cũng dấy lên những cảnh báo cho những nhà phát hành các dịch vụ streaming lưu ý.

Fortune: Nhờ cơn sốt tài chính số, kinh tế số Đông Nam Á chỉ mất 1 năm cán mốc tăng trưởng dự báo trong 5 năm - Ảnh 1.
 

Tăng trưởng kinh ngạc ở các lĩnh vực số, đặc biệt là lĩnh vực tài chính

Giáo dục và mua sắm là hai lĩnh vực được hưởng lợi nhiều nhất từ dòng người tiêu dùng tiềm năng trên nền tảng số.

Theo đó, trong năm 2020 có 55% người dùng dịch vụ giáo dục trực tuyến cho biết họ là người mới sử dụng lần đầu.

Con số này được ghi nhận trong lĩnh vực mua sắm tạp hóa qua các kênh thương mại điện tử là 47%.

Trong khi đó, 34% người tiêu dùng tại Đông Nam Á trả lời khảo sát cho biết họ có xu hướng sử dụng dịch vụ giao đồ ăn nhiều hơn hẳn so với trước khi có dịch Covid-19.

Tuy nhiên, một vài lĩnh vực tiềm năng khác đang bắt đầu chớm nở trong thị trường tài chính số, bao gồm thanh toán, chuyển tiền, bảo hiểm, đầu tư và cho vay tự động.

Về lĩnh vực thanh toán, khách hàng Đông Nam Á đang chuyển sang hình thức số nhiều hơn.

Theo nghiên cứu của Kantar, công ty nghiên cứu thị trường của Anh, số giao dịch tiền mặt tại khu vực Đông Nam Á giảm 11% trong suốt thời gian dịch Covid-19 trước khi cấp thiết của việc buôn bán và thanh toán qua mạng.

Với sự tăng trưởng mạnh của các hoạt động số, các chuyên gia đã thay đổi thay đổi dự đoán giá trị giao dịch trực tuyến toàn cầu năm 2025 tăng từ 1000 tỷ lên 1200 tỷ USD.

Tuy nhiên, giá trị giao dịch thanh toán tại Đông Nam Á đã đạt mức tăng trưởng được dự đoán trong 5 năm chỉ trong vòng một năm.

Con số tăng trưởng tại mảng này trong năm 2020 vừa qua đã đạt mức tăng được dự báo phải đến năm 2025 mới đạt được.

Về lĩnh vực chuyển tiền điện tử, số giao dịch đã tăng gấp đôi trong năm 2020.

Điều đó là do các các nhà quản lý và người tuyển dụng lao động đã áp dụng chuyển khoản điện tử để trả tiền cho các lao động nhập cư và giúp họ chuyển về tài khoản cho gia đình.

Do đáp ứng được các yêu cầu về thuận tiện và chi phí thấp, việc chi trả lương online được dự đoán sẽ chiếm đến 40% trên tổng các giao dịch vào năm 2025

Trong lĩnh vực bảo hiểm, các giao dịch đã chuyển sang hình thức online trước tình hình các kênh truyền thống bị gián đoạn trong giai đoạn Covid-19.

Do ý thức của khách hàng về các rủi ro trong mùa Covid-19 tăng cao, các gói bảo hiểm nhân thọ và sức khỏe đã thu được lượng lớn giao dịch thông qua hình thức số.

Hình thức bảo hiểm vi mô đã tạo sức hút lớn với người tiêu dùng và hiện mang lại tiềm năng đáng kể để phục vụ các phân khúc khách hàng không được bảo hiểm.

Theo nghiên cứu của Fortune, các gói bảo hiểm truyền thống hiện nay không được nhiều người dùng ưa chuộng khi chuyển qua trực tuyến.

Điều đó cho thấy, những công ty bảo hiểm phụ thuộc nhiều vào các đại lý hay qua các kênh bán tại ngân hàng cần phải số hóa các kênh bán hàng của mình nhanh chóng.

Ngoài ra, các hãng bảo hiểm cũng cần điều chỉnh lại sản phẩm, dịch vụ để có thể đi lên các kênh bán online.

Với tình hình khả quan như hiện nay, lĩnh vực bảo hiểm được dự đoán tăng 31% vào năm 2025

Về mảng đầu tư số, khách hàng tại các nước Đông Nam Á cũng cảm thấy thoải mái hơn về những thay đổi mới này.

Hiện nay, ba lĩnh vực cạnh tranh chính trong đầu tư bao gồm Fintech, nền tảng công nghệ tiêu dùng và các công ty quản lý tài sản.

Mỗi ngách nhỏ này đều có đủ “đất” để cho các công ty giải quyết được các nhu cầu khác nhau của khách hàng với những định vị giá trị riêng biệt.

Ví dụ như startup Endowus, một Fintech của Singapore, đã tăng gấp 20 lần số khách hàng và 7 lần tài sản của mình trong 2020 trong khi chỉ mới ra mắt vào tháng 10/ 2019.

Vì thế, các tập đoàn lớn cũng đang chú ý đến lĩnh vực này, như Grab đã mua lại startup Bento vào tháng 2/2020.

Mảng cho vay tự động (digital lending) là lĩnh vực duy nhất bị đình trệ vào năm 2020. Chủ yếu là do lo ngại về chất lượng tín dụng trong bối cảnh dịch Covid-19.

Tuy nhiên, lĩnh vực này về dài hạn sẽ có triển vọng lớn.

Sau lượng lớn các cá nhân và doanh nghiệp không có khả năng tiếp cận tín dụng tại khu vực Đông Nam Á, nhiều chính sách có lợi và các đổi mới sáng tạo trong việc chấm điểm tín dụng.

Các chuyên gia kỳ vọng lĩnh vực cho vay tự động sẽ cán mốc 92 tỷ USD vào năm 2025.