Chuyên gia nhận định: Thương mại Trung Quốc-EU rất bền chặt, bất chấp vô số biến động

17/04/2022 16:58 toquoc.vn

Thương mại giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) có thể đối mặt với một số căng thẳng nhỏ trong khi 2 bên có những quan điểm không giống nhau về tình hình ở Ukraine, tuy nhiên, việc 2 bên tách rời do là khó xảy ra do mối quan hệ thương mại cố định và tính không thực tế của việc đa dạng hóa chuỗi cung cứng, các chuyên gia phân tích cho biết.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của EU

Trung Quốc cho biết nước này đã vượt qua Mỹ để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của EU trong giai đoạn 2020-21 nhờ những nhu cầu mạnh mẽ của thị trường khoảng thời gian chiến đấu với Covid-19.

Thương mại hàng hóa với EU trị giá 587,9 tỷ euro (637,2 tỷ đô la Mỹ) vào năm 2020 và 695,5 tỷ euro vào năm 2021, theo Eurostat, cơ sở dữ liệu thống kê của Ủy ban châu Âu. Thương mại hàng hóa của EU với Mỹ đạt giá trị 556,2 tỷ euro vào năm 2020 và 631,4 tỷ euro vào năm 2021.

Bất chấp thương mại bùng nổ, mối quan hệ EU-Trung Quốc đã trở nên căng thẳng trong hai năm qua, với một thỏa thuận đầu tư đã được đàm phán từ lâu giữa hai bên bị đình chỉ vào tháng 5 năm ngoái.

Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine hôm 24/2 cũng làm tăng sự thất vọng của EU đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, chuyên gia Wang Jue từ Viện nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương nhận định: "Thương mại Trung Quốc-EU sẽ thay đổi trong ngắn hạn không phải do lập trường của Trung Quốc về Ukraine. Nhưng nó sẽ bị ảnh hưởng bởi những lý do liên quan tới xung đột ở Ukraine chẳng hạn như việc gián đoạn trong khâu vận chuyển, các vấn đề về hậu cần, năng lượng."

Quyền giám đốc tại Viện Quốc tế châu Á ở Đại học Hồng Kông Tang Heiwai cho biết, xung đột ở Ukraine sẽ không ảnh hưởng đến thương mại "một cách đáng kể" do Trung Quốc vẫn là cung cấp chính các sản phẩm chế tạo, chẳng hạn như máy tính, thiết bị gia dụng và điện thoại di động.

Ông nói: "Chúng tôi đã thấy sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc sau những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, chủ yếu là nhờ tăng trưởng xuất khẩu.

Nhập khẩu của EU từ Trung Quốc đã tăng lên 472,2 tỷ euro vào năm ngoái từ 385,1 tỷ euro vào năm 2020.

Ông Tập Cận Bình trong cuộc họp trực tuyến với một số nước châu Âu. Ảnh: Tân Hoa Xã

Kể cả đẩy mạnh ở Đông Nam Á, quy mô vẫn bị thu hẹp

Chuyên gia Guillaume Van der Loo tại Trung tâm Chính sách châu Âu cho biết, về đầu tư ra nước ngoài, EU đã đầu tư khoảng 148 tỷ euro vào Trung Quốc trong hai thập kỷ qua, trong khi Trung Quốc đã chi khoảng 117 tỷ euro vào EU.

Nick Marro, trưởng bộ phận thương mại toàn cầu tại The Economist Intelligence Unit cho hay: "Tôi nghĩ rằng, ngay cả khi EU muốn giảm sự phụ thuộc của khối này vào Trung Quốc, thì thực tế vẫn có nhiều công ty châu Âu cam kế với thị trường Trung Quốc, kể cả việc bán sang thị trường Trung Quốc hay tìm nguồn cung từ Trung Quốc."

Chuyên gia Nick chỉ ra thêm: "Những mối quan hệ thương mại đó sẽ khó bị phá vỡ, bất kể là nhờ những nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách EU nào nhằm đa dạng hóa các liên kết thương mại và đầu tư của khối."

Ông nói thêm, Trung Quốc vẫn là một trung tâm sản xuất cạnh tranh về chi phí, lao động, mạng lưới hậu cần và khu công nghiệp, đó là những yếu tố mà các thị trường đối thủ khác phải vật lộn để có được.

Tommy Wu, nhà kinh tế hàng đầu tại Oxford Economics có trụ sở ở Hồng Kông cho biết: "EU có thể giảm sự phụ thuộc vào các sản phẩm của Trung Quốc ở một mức độ nào đó trong trung và dài hạn, thông qua việc thuê lại, mở rộng hoạt động ở Đông Âu và nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á.

Nhưng ngay cả khi kết hợp các cơ sở sản xuất ở Đông Nam Á, quy mô vẫn sẽ bị thu hẹp bởi cơ sở sản xuất lớn và phức tạp của Trung Quốc."