Chìa khóa cho khủng hoảng năng lượng châu Âu: Chính là thành viên EU

04/09/2022 06:07 toquoc.vn

Quốc gia không mỏ than, giếng dầu, khí đốt

Bồ Đào Nha không có mỏ than, giếng dầu hay mỏ khí đốt. Hoạt động của các nhà máy thủy điện cũng đã bị tê liệt trong năm nay do hạn hán.

Sự ngắt kết nối lâu dài với mạng lưới năng lượng của các quốc gia còn lại của châu Âu đã khiến Bồ Đào Nha trở thành một "ốc đảo năng lượng".

Tuy nhiên, với việc Nga giảm lượng khí đốt tự nhiên cung cấp cho các quốc gia đã phản đối chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, quốc gia nhỏ bé ven biển Bồ Đào Nha bỗng nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý cuộc khủng hoảng năng lượng đang rình rập châu Âu.

Trong nhiều năm, bán đảo Iberia đã bị cắt đứt khỏi mạng lưới đường ống và nguồn cung khí đốt giá rẻ khổng lồ của Nga cho phần lớn châu Âu.

Do đó, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha buộc phải đầu tư mạnh mẽ vào các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời và thủy điện, đồng thời thiết lập một hệ thống phức tạp để nhập khẩu khí đốt từ Bắc và Tây Phi, Mỹ và các nơi khác.

Khi Brussels cố gắng tìm ra cách giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đang được chú ý.

Hai quốc gia này chiếm 1/3 năng lực xử lý khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Tây Ban Nha có nhiều nhà cảng nhất và lớn nhất, trong khi Bồ Đào Nha có vị trí chiến lược nhất.

Cảng Sines của Bồ Đào Nha là nhà ga gần nhất ở châu Âu với Mỹ và kênh đào Panama.

Đây cũng là cảng đầu tiên ở châu Âu tiếp nhận LNG từ Mỹ vào năm 2016. 

Tây Ban Nha cũng có một mạng lưới đường ống rộng lớn vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Algeria và Nigeria, cũng như các cơ sở lưu trữ lớn.

Thủ tướng Pedro Sanchez của Tây Ban Nha và Thủ tướng Olaf Scholz của Đức đã gặp nhau trong tuần này để thảo luận về giá năng lượng đang tăng chóng mặt của châu Âu.

Thủ tướng Bồ Đào Nha, Antonio Costa, cho biết một đường ống dẫn khí đốt mới từ Sines đến biên giới Tây Ban Nha có thể giúp châu Âu "tự cung tự cấp năng lượng".

Sự phản đối từ một thành viên EU

Simone Tagliapietra, thành viên cấp cao của Bruegel, một nhóm nghiên cứu ở Brussels, cho biết việc xây dựng các đường ống sẽ giúp giải quyết "một trong những điểm nghẽn năng lượng lớn ở châu Âu", cung cấp một tuyến đường khác để khí đốt chảy vào Đức.

Ước tính một đường ống dẫn khí đốt nối mạng lưới của Tây Ban Nha với cảng sẽ có giá từ 300 triệu đến 350 triệu Euro.

Tuy nhiên, Pháp phản đối dự án này vì nước này muốn bảo vệ các nhà sản xuất năng lượng và ngành công nghiệp hạt nhân hùng mạnh khỏi sự cạnh tranh.

Carlos Torres Diaz, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường điện và khí đốt tại Rystad Energy, Na Uy, cho biết ưu tiên của quốc gia đôi khi mâu thuẫn với nỗ lực tạo ra một hệ thống năng lượng tích hợp hơn mặc dù điều này sẽ mang lại lợi ích cho cả liên minh.

Jaime Silva, giám đốc công nghệ của Fusion Fuel, một công ty Bồ Đào Nha vào tháng 8 đã nhận được khoản tài trợ 10 triệu USD Mỹ từ chính phủ để phát triển dự án hydro xanh ở Sines. 

Ông cho biết sẽ tương đối dễ dàng và nhanh chóng để lắp đặt các dây cáp điện qua Pháp có thể chuyển năng lượng đó ra xa hơn về phía bắc.

"Nếu Pháp không muốn mua, ít nhất hãy để chúng tôi bán cho Đức, cho Hungary, cho Cộng hòa Séc, cho Áo, cho Luxembourg, cho Bỉ, vì những nước đó cần năng lượng ngay lập tức", ông nói thêm.

Michael E. Webber, giáo sư về nguồn năng lượng tại Đại học Texas, cho biết giai đoạn chuyển đổi là khó khăn nhất. "Các giải pháp mất từ hai đến năm năm. Trong khi đó, châu Âu đang xáo trộn hết mức có thể", Giáo sư tại Đại học Texas nói.