Bất ổn và kinh tế kém hiệu quả ám ảnh các quốc gia mới nổi

31/07/2021 07:15 Đặng Hồng Đức/ Economist

Bước vào đầu thế kỷ 21 này, các nền kinh tế đang phát triển là nguồn gốc của sự lạc quan và những tham vọng mãnh liệt. Vậy mà, Nam Phi giờ đây đang quay cuồng với cuộc nổi dậy trong nước, Colombia đã phải hứng chịu các cuộc biểu tình bạo lực và Tunisia đối mặt với một cuộc khủng hoảng hiến pháp.

Chính phủ Illiberal đang trong tình trạng giống như vậy. Peru vừa tuyên bố đi theo chủ nghĩa Marx trong khi các tổng thống và các thể chế độc lập theo đường lối đó đang bị nguy khốn ở Brazil, Ấn Độ và Mexico.

Làn sóng bất ổn và chủ nghĩa độc tài này phần nào phản ánh trong đại dịch Covid-19, vốn đã phơi bày các lỗ hổng, từ bộ máy quan liêu mục nát đến mạng lưới an ninh xã hội xác xơ.

Và như chúng tôi giải thích trong tuần tin này, sự tuyệt vọng và hỗn loạn đe dọa làm trầm trọng thêm vấn đề kinh tế sâu sắc là nhiều quốc gia nghèo và thu nhập trung bình đang mất khả năng bắt kịp những quốc gia giàu nhất.

Mô hình dự tính số ca tử vong vượt mức cho thấy rằng 8 triệu-16 triệu người đã chết trong đại dịch, với ước tính gần đúng nhất là 14 triệu ca.

Thế giới đang phát triển rất dễ bị ảnh hưởng bởi vi rút, đặc biệt là các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp, nơi hiếm khi làm việc từ xa và có nhiều người béo và già.

Nếu không tính đến Trung Quốc, các quốc gia không giàu có 68% dân số thế giới nhưng 87% số người chết. Chỉ 5% những người trên 12 tuổi được tiêm chủng đầy đủ.

Cùng với các tổn phí nhân mạng là việc ra các dự luật kinh tế, khi mà các thị trường mới nổi có ít dư địa hơn để thoát khỏi khó khăn.

Dự báo GDP trung hạn cho tất cả các nền kinh tế mới nổi tổng thể thấp hơn 5% so với trước khi virus tấn công.

Mặc dù việc mọi người giận dữ bất mãn và tiến hành tụ tập phản đối trong đại dịch là rủi ro cao, nhưng các cuộc biểu tình bạo lực trên khắp thế giới vẫn phổ biến hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ năm 2008.

Những nơi giàu có, chẳng hạn như Mỹ và Anh, cũng không xa lạ gì với tình trạng bất ổn và hỗn loạn.

Nhưng sự thất vọng đã ảnh hưởng đặc biệt đến các nền kinh tế mới nổi.

Vào đầu những năm 2000, các cuộc thảo luận về “bắt kịp” luôn sôi nổi với: ý tưởng rằng các nước nghèo hơn có thể thịnh vượng bằng cách tiếp thu công nghệ nước ngoài, đầu tư vào sản xuất và mở cửa nền kinh tế của họ để thương mại, như một số nền kinh tế con hổ Đông Á đã làm được trước đó một thế hệ.

Phố Wall đã đặt ra thuật ngữ khối BRICS gọi chung để tôn vinh nhóm nước Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc — những siêu sao mới của nền kinh tế thế giới.

Trong một thời gian nhất đinh, ý tưởng bắt kịp đó tỏ ra có hiệu quả. Tỷ lệ các nước có mức sản lượng kinh tế trên đầu người tăng nhanh hơn ở Mỹ đã vọt lên từ 34% trong những năm 1980 lên 82% vào những năm 2000.

Những kết quả đem lại là những tác động ấn tượng. Nghèo đói giảm hẳn. Các công ty đa quốc gia đã xoay trục khỏi phương Tây cũ kỹ nhàm chán. Về địa chính trị, sự bắt kịp hứa hẹn một thế giới đa cực mới, trong đó quyền lực được phân bổ đồng đều hơn.

Nhưng giờ đây, thời kỳ hoàng kim này có vẻ như sắp sớm lụi tàn.

Trong những năm 2010, tỷ lệ các quốc gia bắt kịp đã giảm xuống còn 59%.

Dù Trung Quốc đã vượt qua nhiều thách thức sống còn và những câu chuyện thành công ở châu Á lặng lẽ như Việt Nam, Philippines và Malaysia vẫn rất đáng khích lệ.

Tuy nhiên, Brazil và Nga đã làm giảm ấn tượng của khối BRICS, xét trên tổng thể, Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Phi cận Sahara đang tụt hậu xa hơn so với thế giới giàu có. Ngay cả châu Á mới nổi cũng bắt kịp chậm hơn so với trước đây.

Cứ cho là vận rủi đã đóng vai trò một phần nào đó. Sự bùng nổ hàng hóa của những năm 2000 đã kết thúc, thương mại toàn cầu đình trệ sau cuộc khủng hoảng tài chính và những đợt hỗn loạn tỷ giá hối đoái gây ra tình trạng hỗn loạn.

Nhưng sự tự mãn cũng có khi góp phần không nhỏ vào nguyên nhân khi các quốc gia nghĩ rằng tăng trưởng nhanh đã được định trước, không có gì đáng ngạc nhiên.

Ở nhiều nơi, các dịch vụ cơ bản như giáo dục và chăm sóc sức khỏe đã bị bỏ quên. Các vấn đề nhức nhối vẫn chưa được khắc phục, bao gồm các nhà máy điện ngừng hoạt động ở Nam Phi, các ngân hàng mục nát của Ấn Độ và tệ tham nhũng của Nga. Thay vì bảo vệ các thể chế tự do, chẳng hạn như ngân hàng trung ương và tòa án, các chính trị gia đã sử dụng chúng vì lợi ích của riêng họ.

Chuyện gì xảy ra tiếp theo đây? Một rủi ro nữa với cuộc khủng hoảng kinh tế các thị trường mới nổi là lãi suất ở Mỹ tăng. May mắn thay, hầu hết các nền kinh tế mới nổi đều mềm dẻo hơn so với trước đây, bởi vì có tỷ giá hối đoái thả nổi và ít dựa vào nợ ngoại tệ hơn.

Các cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài là một nỗi lo lớn hơn. Nghiên cứu cho thấy rằng các cuộc biểu tình đàn áp nền kinh tế, càng dẫn đến sự bất mãn hơn nữa - và ảnh hưởng đó càng đậm nét hơn ở các thị trường mới nổi.

Ngay cả khi các nền kinh tế mới nổi tránh được sự hỗn loạn, di sản của Covid-19 và chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng có thể khiến họ phải tăng trưởng chậm lại trong một thời gian dài. Nhiều người dân trong các nước đó sẽ vẫn chưa được tiêm chủng cho đến năm 2022. Năng suất lao động lâu dài có thể bị giảm do có quá nhiều trẻ em phải nghỉ học.

Thương mại mậu dịch cũng có thể trở nên khó khăn hơn. Trung Quốc đang dần hướng nội, tránh xa các chính sách thông thoáng trước đó vốn đã làm cho nước này trở nên giàu có hơn.

Nếu điều đó tiếp tục, Trung Quốc sẽ không bao giờ là nguồn cung cấp lớn nhu cầu tiêu dùng cho thế giới nghèo mà Mỹ đã dành cho Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây.

Chủ nghĩa bảo hộ ngày càng gia tăng ở phương Tây cũng sẽ hạn chế cơ hội xuất khẩu cho các nhà sản xuất bên ngoài, trong mọi trường hợp, sẽ bất lợi hơn khi sản xuất trở nên ít dựa vào nhân công lao động hơn.

Thật không may, các nước giàu chưa thể bù đắp bằng cách tự do hóa thương mại trong lĩnh vực dịch vụ, vốn mở ra những con đường khác để tăng trưởng.

Và điều đó có thể không giúp được các nền kinh tế mở như Bangladesh - một câu chuyện thành công - thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đối mặt với bối cảnh khắc nghiệt này, các thị trường mới nổi có thể bị cám dỗ việc từ bỏ mở cửa thương mại và đầu tư.

Đó sẽ là một sai lầm nghiêm trọng. Môi trường cạnh tranh toàn cầu không khoan nhượng khiến càng phải kiên trì với các chính sách phù hợp.

Quan niệm ở Thổ Nhĩ Kỳ rằng việc tăng lãi suất gây ra lạm phát là một thảm họa; Cách theo đuổi chủ nghĩa xã hội của Venezuela thật tai hại; tương tự như Ấn Độ vừa làm với Mastercard, khi cấm các công ty nước ngoài có thêm khách hàng, là tự gây hại chính mình.

Khi khó bắt kịp, những thị trường mới nổi vẫn để mở cửa sẽ có cơ hội tốt hơn là quay lai con đường đóng cửa cũ.

Hãy bắt kịp, đừng bỏ cuộc

Một số quy tắc đã thay đổi: Khả năng tiếp cận công nghệ kỹ thuật số phổ biến hiện nay là rất quan trọng, cũng như một mạng lưới an toàn xã hội thỏa đáng.

Nhưng các nguyên tắc về cách làm giàu ngày nay vẫn được giữ nguyên như xưa kia.

Luôn cởi mở để giao thương, cạnh tranh trên thị trường toàn cầu và đầu tư vào cơ sở hạ tầng và giáo dục.

Trước những cải cách tự do trong những thập kỷ gần đây, các nền kinh tế đang phân hóa dần.

Vẫn còn thời gian để tránh trở lại những khó khăn không nhất thiết thời xưa cũ.