4 mẹo trong chi tiêu đã giúp tôi trả hết khoản nợ 1 tỷ đồng, tương lai có thể nghỉ hưu với tài khoản tiết kiệm hơn 34 tỷ

23/02/2022 06:54 toquoc.vn

Bốn năm trước, Daniella Flores có món nợ 40.000 đô la (910 triệu) cần phải trả. Cô lúc đó đang sống bằng tiền lương, không có tiền tiết kiệm. Daniella Flores cũng không theo dõi chi tiêu hoặc lên mục tiêu tài chính cụ thể của mình. Đôi khi, cô sẽ bán một số loại quần áo của mình cho các cửa hàng tiết kiệm để lấy tiền xăng và chờ đến thời điểm lĩnh lương.

Tới thời điểm hiện tại, may mắn là Daniella Flores đã trả hết nợ và đã đầu tư khoảng 113.000 đô la (2.5 tỷ) vào thị trường chứng khoán và bao gồm cả khoản tiết kiệm hơn 160.000 đô la (3.6 tỷ).

Ngay cả khi Daniella Flores không đầu tư thêm một đồng nào nữa vào thị trường chứng khoán thì với lãi suất kép và tỷ suất sinh lợi trung bình hàng năm là 10%, cô vẫn có thể yên tâm nghỉ hưu ở tuổi 65 với tài sản khoảng hơn 1,5 triệu đô la (34,1 tỷ).

Daniella Flores là người sáng lập I Like to Dabble đã vượt qua khoản nợ gần 1 tỷ bằng cách đầu tư và tiết kiệm đúng đắn.

Vậy làm cách nào mà một người từng nghiện mua sắm và thích mua sắm lại trả được hết nợ, biết cách độc lập về tài chính và có một khoản tiết kiệm như vậy? Đây là những cách mà Daniella Flores đã thực hiện.

1. Đầu tư ngay cả khi phải trả nợ

Đầu tiên, Daniella Flores lập một ngân sách cụ thể bằng việc đánh giá khoản nợ đang có. Cô bắt đầu trả nó bằng phương pháp tuyết lở. Phương pháp này gồm 4 bước:

- Bước 1: Liệt kê tất cả các khoản nợ của bạn từ lãi suất cao nhất đến lãi suất thấp nhất.

- Bước 2: Thanh toán tối thiểu tất cả các khoản nợ của bạn ngoại trừ khoản nợ có lãi suất cao nhất.

- Bước 3: Trả càng nhiều càng tốt khoản nợ của bạn với lãi suất cao nhất.

- Bước 4: Lặp lại cho đến khi thanh toán đầy đủ từng khoản nợ.

Daniella Flores hiểu rằng đầu tư là quan trọng, mặc dù không biết nhiều về cách thực hiện. Đặc biệt, cô không muốn trì hoãn việc lập kế hoạch cho tương lai khi đang giải quyết khoản nợ. Nên việc xử lý từng khoản nợ nhỏ trước mà vẫn có thể đầu tư là một cách làm tôi cho là hợp lý.

2. Tăng thu nhập

Để vừa trả nợ, vừa tiết kiệm lại đầu tư hướng tới các mục tiêu tài chính của mình, Daniella Flores cần phải làm nhiều hơn nữa. Cô thương lượng để có mức lương cao hơn và cũng bắt đầu tham gia vào những công việc phụ.

Cô đã thực hiện nhiều công việc phụ, bao gồm cả việc mua đi và bán lại các mặt hàng online trên các trang website như eBay, Poshmark, Mercari. Cô cũng viết và thiết kế tự do, viết blog, làm tiếp thị liên kết và nhận tài trợ từ một số đối tác thông qua blog của mình. Daniella Flores còn tham gia diễn thuyết và hội thảo trực tuyến, bán các sản phẩm kỹ thuật số online thông qua blog và Etsy.

Đối với Daniella Flores, những công việc làm thêm luôn mang lại nhiều lợi nhuận hơn là tiền bạc. Nó đã giúp cô trau dồi một số kỹ năng nhất định và học những kỹ năng mới mà có thể đưa vào hồ sơ xin việc, giúp cô tự tin hơn. Nó cũng giúp Daniella Flores có nhiều lựa chọn hơn khi cần phải rời bỏ một công việc mà cô thấy không còn phù hợp nữa.

Hơn 50% thu nhập hàng tháng trên blog của Daniella Flores là thụ động và cô đã đầu tư phần lớn thu nhập đó vào quỹ hưu trí của mình.

3. Tôi làm việc hướng tới sự độc lập về tài chính

Khi bắt đầu phác thảo những kế hoạch tài chính đó, Daniella Flores nhận ra rằng mình không muốn nghỉ hưu hoàn toàn, bởi vì cô muốn tiếp tục làm công việc sáng tạo yêu thích.

Daniella Flores đã tính toán rằng các dòng thu nhập thụ động sẽ cho phép cô làm loại công việc mong muốn, đồng thời độc lập về địa điểm và độc lập về tài chính dễ dàng hơn.

Daniella Flores có con số độc lập về tài chính nếu rời bỏ công việc toàn thời gian được tính toán là khoảng 500.000 đô la (11,3 tỷ) và cô hiện đang ở mức 160.000 đô la (3,6 tỷ). Daniella Flores cũng có một mục tiêu là rời bỏ công việc này trong bốn năm tới.

4. Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Daniella Flores duy trì một số tài khoản hưu trí khác nhau. Cô thường dành từ 10% đến 25% thu nhập của mình để bỏ vào các khoản hưu trí này.

Daniella Flores nghĩ điều quan trọng nhất với bất kỳ ai mới bắt đầu đầu tư là hãy giữ mọi thứ đơn giản. Không nên ép buộc bản thân với số tiền cụ thể mà cứ bắt đầu với con số mà bạn thấy thoải mái nhất. "Bạn có thể bắt đầu đầu tư chỉ với 100k hoặc 1 triệu đồng mỗi tháng theo cách của riêng mình".